Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 8.500 hộ nghèo tại vùng núi Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ xây sửa nhà ở

Quỳnh Trâm - 15:00, 20/06/2023

Thông tin từ văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn vùng khó Thanh Hóa. Đây là đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Hơn 8.500 hộ nghèo và cận nghèo ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ tiền để xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa
Hơn 8.500 hộ nghèo và cận nghèo ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ tiền để xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa

Cụ thể, đến hết tháng 5/2022, toàn tỉnh có 67.684 hộ nghèo, tăng 349 hộ so với đợt rà soát vào cuối năm 2021; hộ cận nghèo là 86.912 hộ, tăng 86 hộ. Trong đó, có tới 20.878 hộ không bảo đảm chất lượng về nhà ở; 19.058 hộ có nhà không bảo đảm về diện tích bình quân đầu người. Tình trạng nhà ở không được bảo đảm khiến cuộc sống của người dân không ổn định, đăc biệt là các hộ gia đình DTTS, hộ neo đơn, tàn tật..

UBND tỉnh Thanh Hóa đánh giá, với điều kiện nhà ở của các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 6 huyện nghèo hiện nay không bảo đảm để chống chịu khi có bão lớn, thiên tai bất thường, do đó tiềm ẩn nguy hiểm cho tính mạng và tài sản người dân.

Từ thực trạng trên, tỉnh Thanh Hóa ban hành đề án sửa chữa, xây mới nhà cho 8.517 hộ gia đình ở 6 huyện miền núi, gồm: Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn và Mường Lát.

Trong đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ hỗ trợ xây nhà ở mới cho 4.637 hộ; sửa chữa nhà cho 3.880 hộ. Tổng số tiền đầu tư hơn 263 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương. Trong năm 2023, tỉnh sẽ hỗ trợ xây mới và sửa nhà cho 40% số hộ; năm 2024 là 30% số hộ; năm 2025 là 30% số hộ còn lại.

Tỉnh Thanh Hóa giao các Sở, ban, ngành và UBND các huyện nhanh chóng triển khai đề án để bảo đảm cho người dân cuộc sống ổn định.

Bản Ché Lầu (thuộc xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn) là nơi còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được hỗ trợ xây sửa nhà ở
Bản Ché Lầu (thuộc xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn) là nơi còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được hỗ trợ xây sửa nhà ở

Để thực hiện đề án có hiệu quả, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng nghiên cứu, tổ chức thiết kế mẫu nhà (tối thiểu 3 mẫu) và dự toán kinh phí, số lượng vật liệu xây dựng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện án phân bổ nguồn kinh phí cho đơn vị. Ngoài ra, Sở Tài chính sẽ xây dựng và phân bổ nguồn kinh phí, hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí.

Đối với UBND 6 huyện có hộ dân được xây dựng và sửa chữa nhà, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách cho từng hộ, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.

Đối với cấp xã, địa phương có hộ dân được xây mới và sửa nhà thực hiện việc nghiệm thu, xác nhận khối lượng hoàn thành của công trình.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.