Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 4/1, đã có 60.442.945 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 23.195.820 ca bệnh đang điều trị, có 23.089.798 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 106.002 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm tới 191.700 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Anh (54.990 ca) và Nga (24.150 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.380 ca, sau đó là Nga (504 ca) và Anh (445 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu tiếp tục tăng rất nhanh. Châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 24.201.111 ca, trong đó có 553.222 ca tử vong và 11.936.115 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 164.059 ca nhiễm và 2.768 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Pháp và Anh là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 3.236.787; 2.655.728 và 2.654.779 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Italy lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 75.332 ca, sau khi có thêm 347 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Anh (75.024 ca) và Pháp (65.037 ca).
Bắc Mỹ trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 213.090 ca nhiễm COVID-19 và 1.947 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 24.159.468 và 522.641 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Với 21.110.891 ca nhiễm và 360.071 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 1.443.544 và 601.653 ca nhiễm, cùng 126.851 và 15.865 ca tử vong vì COVID-19.
Với 20.899.238 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 4/1, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 340.728 ca đã tử vong do COVID-19 và 19.416.169 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 10.341.291; 2.241.912 và 1.243.434 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 149.686; 21.488 và 55.540 ca.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 38.433 ca nhiễm và 710 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 13.334.666 ca và 365.193 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 17.341 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 7.733.746 vào thời điểm hiện tại, và 276 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 196.018 ca.
Tính đến sáng 4/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 2.845.276 ca, trong đó có 67.344 ca tử vong và 2.352.598 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.100.748 ca nhiễm và 29.577 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 11.859 ca nhiễm mới và 402 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 443.146 và 143.544 ca nhiễm bệnh cùng 7.485 và 4.800 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 48.487 ca nhiễm (tăng 34 ca) và 1.059 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 13 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 28.483 ca, trong đó 909 ca tử vong./.