Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 4 triệu người trên thế giới đã tử vong vì COVID-19

PV - 10:47, 21/07/2021

Tính đến sáng 21/7, số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 192.223.365 trường hợp, với 4.133.292 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 505.210 ca nhiễm mới, trong đó châu Á chiếm tỷ lệ nhiều nhất, với 206.260 trường hợp.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại một khu vực thuộc phía Nam thủ đô Seoul của Hàn Quốc, ngày 20/7. (Ảnh: Yonhap)
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại một khu vực thuộc phía Nam thủ đô Seoul của Hàn Quốc, ngày 20/7. (Ảnh: Yonhap)

Còn về diễn biến theo từng khu vực, số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 21/7 cho thấy, hiện toàn thế giới có 174.921.123 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 13.168.950 ca bệnh đang điều trị thì có 13.087.124 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 81.826 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới.

Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 50.098.935 trường hợp, trong đó có 1.121.763 ca tử vong và 46.265.586 ca được điều trị khỏi.

Gần 2 năm đại dịch COVID-19 bùng phát, thế giới vẫn đang trong vòng xoáy của các ca mắc mới tăng lên từng ngày. Tuy nhiên, các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao đang chứng kiến sự khác biệt giữa các làn sóng khi số ca trở nặng và nhập viện hay tử vong giảm hẳn.

Thực tế này đang diễn ra ở Đức khi nước này đã tiêm ít nhất một liều vaccine cho 58,7% dân số nước này, trong khi số người được tiêm đầy đủ là 43%. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã lên tiếng thừa nhận rằng, vaccine đã mang lại sự khác biệt giữa các làn sóng COVID-19 khi các ca bệnh nặng và cần chăm sóc đặc biệt đã giảm hẳn so với trước đây, ngay cả khi số ca nhiễm mới vẫn có thể tăng lên. Hiện, Đức đang hướng đến mục tiêu tiêm vaccine cho 85% người dân trong độ tuổi từ 12-59 và 90% người dân trên 60 tuổi để ngăn ngừa biến thể Delta có thể gây ra một làn sóng dịch bệnh mới vào mùa thu năm nay.

Hiện, Bắc Mỹ có 41.547.504 ca nhiễm bệnh, trong đó có 930.220 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 35.081.702 ca nhiễm và 625.363 ca tử vong vì COVID-19. Mặc dù chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, song công việc này lại chỉ tiến triển chậm chạp tại một số nơi, tạo “kẽ hở” để biến thể Delta lây lan nhanh chóng, đặc biệt là nhóm người trẻ tuổi và người già trong viện dưỡng lão.

Còn theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ, Tiến sĩ Rochelle Walensky thì số ca nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đã gia tăng đáng kể và hiện chiếm tới 83% các mẫu được giải trình tự gene tại Mỹ. Đây là mức tăng đáng kể so với tỷ lệ 50% ghi nhận hôm 3/7. Trong đó, số ca nhiễm biến thể Delta được ghi nhận ở mức cao hơn tại một số khu vực ở Mỹ có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 thấp.

Tính đến sáng 21/7, Nam Mỹ có 34.706.231 ca nhiễm COVID-19, với 1.066.911 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 19.419.741 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Hiện, châu Á đang là “điểm nóng dịch bệnh trên thế giới”, với 59.428.520 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại, trong số đó, có 852.869 ca tử vong và 56.039.095 ca điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ là nước ghi nhận thêm nhiều số ca mắc COVID-19 nhất châu Á, với 42.123 trường hợp.

Tính đến sáng 21/7, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 6.349.912 trường hợp, trong đó có 160.105 ca tử vong và 5.540.540 ca bình phục. Trong tổng số 649.267 ca đang điều trị thì có 4.570 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 2.311.232 ca nhiễm COVID-19 và 67.676 ca tử vong vì dịch bệnh.

Hiện, châu Đại Dương có 91.542 trường hợp nhiễm COVID-19, với 1.409 ca tử vong. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 32.120 ca, tiếp theo sau là Fiji với 19.352 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.