Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 2.500 tỷ đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên

Hồng Phúc - 23:25, 20/09/2023

Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu học sinh, sinh viên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) với khoảng 6,1 triệu lượt khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm học sinh, sinh viên bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.

Hơn 2.500 tỷ đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, năm học 2022-2023, cả nước đạt tỉ lệ hơn 97% tổng số học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Kết quả này đồng nghĩa với việc có trên 18,8 triệu học sinh, sinh viên được bảo đảm và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi BHYT theo quy định.

Trong đó, nếu không may ốm đau, tai nạn… các em sẽ được quỹ BHYT thanh toán với số tiền KCB không giới hạn trong phạm vi, mức hưởng. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp là học sinh, sinh viên mắc các bệnh nan y, mạn tính phải qua các đợt điều trị, dài ngày như: chạy thận nhân tạo, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch… đã được quỹ BHYT chi trả từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng. Nhờ đó, giúp gia đình các em giảm bớt gánh nặng tài chính cũng như sẽ có thêm động lực, yên tâm điều trị bệnh để sớm được quay trở lại học tập.

Năm 2022, cả nước có khoảng 3,5 triệu học sinh, sinh viên KCB BHYT với gần 7,4 triệu lượt KCB, số tiền được quỹ BHYT chi trả là 3.142 tỷ đồng. Tương tự, 8 tháng đầu năm 2023, số học sinh, sinh viên KCB BHYT khoảng 2,7 triệu với số lượt khám là 5,2 triệu, số tiền được quỹ BHYT chi trả là 2.174 tỷ đồng. Tổng chi trả trong giai đoạn này là hơn 5.300 tỷ đồng.

Trong năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023, nhiều trường hợp học sinh, sinh viên đi KCB đã được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn, cụ thể như sau:

Chi phí từ 100-200 triệu: có 1.435 học sinh, sinh viên/15.620 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 194,4 tỷ đồng.

Chi phí từ 200-500 triệu đồng: có 568 học sinh, sinh viên/6.489 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 165,5 tỷ đồng. Chi phí từ trên 500 triệu đồng: Có 66 học sinh, sinh viên/817 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 43 tỷ đồng.

Một số trường hợp học sinh, sinh viên được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn (trong năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023):

Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao nhất là 1,07 tỷ đồng (trong năm 2022): Mã thẻ HS4797937XXXXXX, sinh năm 2006, địa chỉ 18A Đô Đốc Long, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TPHCM; chẩn đoán bệnh chính là "Bệnh của hốc mắt, viêm cơ tim cấp, di chứng tổn thương nội sọ".

Một trường hợp khác, cũng được quỹ BHYT chi trả 1,04 tỷ đồng (trong đó năm 2022 được chi trả 0,66 tỷ đồng, 8 tháng đầu năm 2023 được chi trả 0,38 tỷ đồng): Mã thẻ HS4013520XXXXXX, sinh năm 2014, địa chỉ 12 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, TP. Hà Nội; chẩn đoán bệnh chính là "Gan xơ hóa, viêm đường mật, teo đường mật…"...

Có thể khẳng định, BHYT là chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa thiết thực, quan trọng, góp phần hiệu quả trong công tác KCB, chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên nói riêng và người dân nói chung.

Tham gia BHYT học sinh, sinh viên không chỉ để chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ mà còn thể hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật và tinh thần tương thân tương ái của các em để chia sẻ rủi ro với những người không may gặp vấn đề về sức khỏe.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.