Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 18 năm, người dân ở thị trấn Phước Dân vẫn chưa có nước sạch

PV - 14:22, 10/12/2017

Tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), hơn 18 năm nay, người dân nơi đây vẫn chưa có hệ thống nước sạch để sinh hoạt hằng ngày.

Được biết, Khu phố 12, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) được tách ra từ khu phố 4 vào năm 1999 và hiện có trên 277 hộ với hơn 500 khẩu.

Điều đáng nói là, hệ thống điện thì được đầu tư kéo đến tận nhà dân, nhưng hệ thống nước sạch để sinh hoạt thì chưa có. Do chưa có hệ thống nước sạch để sinh hoạt nên người dân chủ yếu sử dụng nước giếng, còn tắm giặt thì sử dụng nước của hệ thống kênh Nam, dễ phát sinh một số bệnh thường gặp như: đau mắt đỏ, viêm da dị ứng và một số bệnh về đường ruột.

Người dân khu phố 12, thị trấn Phước Dân sử dụng nước giếng cho việc ăn uống hàng ngày. Người dân khu phố 12, thị trấn Phước Dân sử dụng nước giếng cho việc ăn uống hàng ngày.

Trước khó khăn của người dân, Ban Quản lý khu phố đã nhiều lần kiến nghị chính quyền các cấp. Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu Phòng Kinh tế hạ tầng, Công ty cấp nước, Sở Xây dựng sớm khảo sát, có kế hoạch đầu tư hệ thống nước sạch cho người dân. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Ông Lê Văn Toàn, Trưởng Khu phố 12 thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân, tỉnh đã chỉ đạo và công ty cấp nước đã đi khảo sát và lập hồ sơ thiết kế, nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng đường ống vào ngày 17/7/2017. Nhưng tới giờ, Công ty cấp nước vẫn chưa nhận được giấy cấp phép để xây dựng đường ống”.

Hoài Linh

Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.