Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 132 tỷ đồng thiệt hại do thiên tai gây ra trong 6 tháng qua

PV (CĐ) - 16:24, 21/06/2021

Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai Trung ương, từ đầu năm 2021 đến nay (tính đến ngày 18/6/2021), cả nước đã xảy ra 58 trận động đất nhẹ, 136 trận mưa đá, dông lốc; 5 đợt không khí lạnh, gió mùa đông bắc, trong đó đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất từ ngày 7-13/1/2021; 14 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 2 trận lũ ống, lũ quét và 57 vụ sạt lở bờ sông.

Một căn nhà tạm bằng tôn của hộ dân ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị gió xô đổ sập
Một căn nhà tạm bằng tôn của hộ dân ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị gió xô đổ sập
Theo đó, thiên tai trong 6 tháng đầu năm đã khiến 25 người chết, 29 người bị thương; 76 ngôi nhà sập đổ hoàn toàn, 4.651 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 4.507 gia súc, gia cầm bị chết (2.326 gia súc, 2.181 gia cầm chết); 67.818 ha lúa, rau màu và 471 ha cây ăn quả bị thiệt hại; 4,8 km đê, kè, kênh mương hư hỏng, sạt lở; 6.877m đường giao thông sạt lở; 23.205 m3 đất đá, bê tông.

Từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Công điện chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổ chức 2 cuộc họp chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 2 (Koguma).

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai đã ban hành 4 Công điện và 22 văn bản chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương chủ động các biện pháp ứng phó với thiên tai; Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai cũng đã cử 2 đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ tại các tỉnh Lào Cai và Thái Nguyên.

Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.