Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 1,2 triệu người ở châu Á đã tử vong vì COVID-19

PV - 10:05, 22/11/2021

Châu Á ghi nhận 71.582 ca mắc mới, 941 ca tử vong trong 24 giờ qua. Tổng số ca tử vong ở khu vực này cho đến nay là 1.200.975 ca, trong khi đó có 78.564.855 ca đã bình phục. Châu Á hiện là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới với 81.307.774 ca.

Người dân xếp hàng đi tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Kuala Lumpur, Malaysia (Ảnh: Reuters)
Người dân xếp hàng đi tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Kuala Lumpur, Malaysia (Ảnh: Reuters)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 22/11 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 381.484 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu hiện là 257.804.204 ca, trong đó 5.167.419 ca tử vong và 232.704.068 ca đã được chữa khỏi.

Tính theo khu vực, châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (81.307.774 ca), đứng thứ hai là châu Âu (70.462.059 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (58.209.937 ca) và Nam Mỹ (38.817.498 ca). Châu Phi (8.658.787 ca) và châu Đại Dương (347.428 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Châu Á ghi nhận 71.582 ca mắc mới, 941 ca tử vong trong 24 giờ qua. Tổng số ca tử vong ở khu vực này cho đến nay là 1.200.975 ca, trong khi đó có 78.564.855 ca đã bình phục.

Tại Malaysia, gần 6.000 ca mắc mới đã được ghi nhận trong ngày 20/11, gần 5.000 ca mắc mới trong ngày 21/11, đưa tổng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á lên 2.586.601 ca. Trước tình hình này, Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin đã lên tiếng kêu gọi người dân nước này tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 ngay khi có thể. Số liệu thu thập từ ngày 1-20/11 tại Malaysia cho thấy tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở những người trưởng thành chưa tiêm chủng là 305,2 người trên 1 triệu dân, cao gấp 14,5 lần so với nhóm người trưởng thành đã hoàn thành tiêm chủng. Theo đó, trong 20 ngày đầu tháng 11, Malaysia ghi nhận 827 người trưởng thành tử vong vì COVID-19, trong đó có 315 người chưa tiêm chủng (chiếm 38,2%), 41 người đã tiêm mũi một (5%) và 471 người đã hoàn thành tiêm chủng (57,1%). Hiện nay, Malaysia có 1.031.946 người trưởng thành chưa tiêm chủng và 22.379.626 người trưởng thành đã hoàn thành tiêm chủng.

Trong khi đó, Hàn Quốc đứng trước nỗi lo dịch COVID-19 tái bùng phát vào mùa đông. Ngày 21/11, Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thông báo nước này ghi nhận 3.120 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 3.098 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Như vậy, trong 5 ngày liên tiếp gần đây, Hàn Quốc ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm mới/ngày. Số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày trong vài tuần gần đây không có dấu hiệu giảm sau khi Hàn Quốc bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch từ ngày 1/11, giai đoạn đầu tiên trong lộ trình "sống chung an toàn với COVID-19" gồm 3 giai đoạn mà chính phủ nước này đề ra.

Tại châu Âu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo châu Âu có thể có thêm 500.000 người tử vong vì COVID-19 vào tháng 3 năm sau nếu các hành động khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh không được thực hiện. Tiến sĩ Hans Kluge, Giám đốc WHO tại châu Âu, đã kêu gọi các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước làn sóng dịch bệnh mới đang tràn lan khắp khu vực. Tiến sĩ Kluge cho biết mùa Đông tới cùng với độ bao phủ vaccine thấp chính là những nhân tố khiến cho số ca nhiễm tăng đột biến.

Tại Pháp, số ca mắc mới COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm thứ 5 ở nước này đang tăng ở mức đáng báo động, gần gấp đôi so với tuần trước. Theo giới chức y tế Pháp, ngày 20/11, số ca mắc mới COVID-19 ở Pháp trong trung bình 7 ngày là 17.153 ca, tăng 81% so với mức 9.458 ca của một tuần trước đó. Mức tăng số ca mắc mới trong 7 ngày cao gấp 3 lần con số ghi nhận cách đây 3 tuần.

Tại Bắc Mỹ, Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về số ca nhiễm, với 48.591.521 ca, trong đó 793.640 người đã tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận 26.195 ca mắc mới. Trong bối cảnh chương trình tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em và tiêm mũi tăng cường đang được thúc đẩy, nhiều địa phương tại Mỹ đã nới lỏng hoặc gỡ bỏ quy định đeo khẩu trang trong không gian kín và trường học. Tuy nhiên, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo ngay cả những người đã tiêm đủ liều vaccine vẫn nên đeo khẩu trang khi ở trong các không gian kín nơi công cộng, tại những địa phương có tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng ở mức “ổn định hoặc cao”. Hiện tại, gần 85% các hạt của Mỹ ở ngưỡng này, với ít nhất 50 ca mắc mới mỗi tuần trên 100.000 dân.

Tại Nam Mỹ, Brazil ghi nhận số ca mắc ở mức cao nhất khu vực, với 22.017.276 ca, trong đó 612.659 ca đã tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 5.126 ca nhiễm mới.

Tại châu Phi, tổng số ca bệnh tại khu vực này là 8.658.787 ca, trong đó có 222.092 ca tử vong và khoảng 8.040.682 bệnh nhân đã hồi phục. Hiện Nam Phi, Marocco, Tunisia và Ethiopia đang là những quốc gia có tổng số ca bệnh đứng hàng đầu châu lục.

Tại châu Đại Dương, Australia là nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất khu vực với 198.444 ca, trong đó có 1.944 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.466 ca nhiễm mới./.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.