Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội thi Trưởng thôn thân thiện năm 2018: Phát huy bản lĩnh trưởng thôn

PV - 11:03, 04/07/2018

Cứ 5 năm một lần, Hội thi “Trưởng thôn thân thiện, Tổ dân phố văn hóa tiêu biểu, gia đình hạnh phúc” lại được Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội tổ chức nhằm mục đích nâng cao vai trò, vị trí của trưởng thôn, tổ văn hóa, gia đình hạnh phúc trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.

Đây cũng là dịp để các trưởng thôn trong toàn Thành phố giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát huy vai trò, bản lĩnh trưởng thôn.

Ban Tổ chức trao giải cho các thí sinh tham dự Hội thi. Ban Tổ chức trao giải cho các thí sinh tham dự Hội thi.

 

Ngay từ sáng sớm ngày 26/6, Hội trường Trung tâm Văn hóa TP. Hà Nội (số 4 Phùng Hưng, Hà Đông) đã chật kín khán giả đến tham dự Hội thi “Trưởng thôn thân thiện cấp thành phố 2018”. 17 trưởng thôn đại diện cho 17 huyện của Hà Nội cũng đã có mặt tại Hội trường để tham dự Hội thi. Họ đến từ những thôn xa xôi nhất của Hà Nội như: thôn Đống Chanh (xã Minh Cường, huyện Thường Tín); thôn An Vọng (xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ)...

Phần thi năng khiếu của thí sinh. Phần thi năng khiếu của thí sinh.

 

Đến với Hội thi, các thí sinh đều phải trải qua 3 phần thi: năng khiếu, trắc nghiệm, tiểu phẩm. Kiến thức mỗi phần thi đều phải thể hiện được sự năng động, sáng tạo, tri thức của các trưởng thôn. Đồng thời thể hiện được kỹ năng tuyên truyền, vận động, xử lý tình huống nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày tại địa bàn dân cư. Ngoài ra, các trưởng thôn cũng có cơ hội thể hiện sở thích và khả năng của mình qua phần giới thiệu bản thân và thi năng khiếu.

Ngoài phần thi tiểu phẩm bắt buộc, phần thi năng khiếu cũng được nhiều đơn vị đầu tư dàn dựng công phu với nhóm múa phụ họa. Các tiết mục thi năng khiếu cũng đa dạng, phong phú, hấp dẫn, như: hát nhạc nhẹ, hát chèo... và có cả những sáng tác tự biên. Nhiều khán giả có mặt rất ấn tượng với giọng hát chèo ngọt ngào của Trưởng thôn Nguyễn Tuấn Tú (thôn Phương Đình, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng) trong bài chèo “Quê hương ơn Bác”. Ông Tú năm nay đã ngoài 60 tuổi, nhưng đã có 14 năm giữ vai trò trưởng thôn. Ông cũng là người cao tuổi nhất tại vòng chung kết.

Theo Ban Tổ chức, nội dung Hội thi năm nay tập trung vào các đề tài về xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, trong các sinh hoạt tôn giáo-tín ngưỡng và xây dựng “Người Hà Nội văn minh, thanh lịch”. Theo đó, Hội thi năm nay không chỉ bất ngờ về tài năng của các trưởng thôn, mà còn ở sự trẻ hóa của đội ngũ cán bộ các thôn làng. Nhiều nội dung của 2 bộ Quy tắc ửng xử được mọi người lồng ghép trong các tiểu phẩm dự thi. Các tiết mục này không chỉ xuất hiện trong Hội thi, mà còn là hoạt động sinh hoạt thường xuyên ở các thôn…

Rất nhiều vấn đề như nhà chỉ sinh con gái, vợ đánh chồng, mẹ chồng “nhiếc” con dâu, tư tưởng “chạy” hộ nghèo… được các “thí sinh” bày tỏ qua các tiểu phẩm. Dù cách diễn chưa chuyên nghiệp, nhưng rõ ràng đây là các vấn đề đang tồn tại, cần vận động bà con thay đổi cách nghĩ, cách làm ở các thôn làng. “Chuyện không muốn gia đình mình thoát nghèo tưởng chỉ diễn ra ở vùng sâu, vùng xa, nhưng vẫn tồn tại trong tâm tư của nhiều người dân các huyện ngoại thành Hà Nội. Những trưởng thôn muốn vận động bà con bỏ tư tưởng “chạy” hộ nghèo phải hết sức mềm dẻo và kiên trì, phải làm sao cho mọi người hiểu: Trưởng thôn vận động bà con không chỉ vì thành tích đạt danh hiệu làng văn hóa, mà còn mong muốn làng mình tiến bộ, kinh tế phát triển”, ông Trần Quang Huy (thôn An Vọng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ) tâm sự.

Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho ông Nguyễn Quang Huy (huyện Chương Mỹ), 2 giải Nhì cho ông Nguyễn Tuấn Tú (huyện Đan Phượng) và ông Bùi Quang Hà (huyện Đông Anh). Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao 3 giải Ba cùng nhiều giải Khuyến khích, giải Tài năng và giải Ứng xử cho các trưởng thôn của 17 huyện.

Duy Anh

 

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.