Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024

Thái Sơn Ngọc - 08:00, 30/11/2024

Chiều 29/11, tại thị trấn Phước Dân, UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024. Tham gia Hội thi có 30 thí sinh là những nghệ nhân dân tộc Chăm ở làng gốm Bàu Trúc.

Các nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc tham gia Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024
Các nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc tham gia Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024

Thí sinh tham gia Hội thi gồm các độ tuổi 25- 40, 41- 60 và từ 61 tuổi trở lên, mỗi độ tuổi có 10 thí sinh tham gia. Trong thời gian 30 phút, mỗi thí sinh phải hoàn thành bài thi sản phẩm từ nguyên liệu đất do thí sinh tự chuẩn bị.

Hội thi diễn ra sôi nổi được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo của người dân làng gốm Bàu Trúc. Kết quả chung cuộc, Ban Tổ chức trao tặng 3 giải Nhất, 3 giải Nhì, 4 giải Ba và 20 giải Khuyến khích. Giải Nhất tuổi 25- 40 thuộc về nghệ nhân Đổng Thị Mỹ Trinh; tuổi 41-60 thuộc về nghệ nhân Đàng Thị Lúa; tuổi 61 trở lên thuộc về nghệ nhân Đàng Thị Đầm. Đồng thời trao tặng 7 giải thưởng thành tích xuất sắc cho các nghệ nhân tích cực tham gia sáng tác bình gốm mẫu, góp phần cho sự thành công của Hội thi.

Bà Nguyễn Thị Yến Thu, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ninh Phước trao giấy khen cho các nghệ nhân đạt thành tích xuất sắc Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024.
Bà Nguyễn Thị Yến Thu, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ninh Phước trao Giấy khen cho các nghệ nhân đạt thành tích xuất sắc Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024

Bà Nguyễn Thị Yến Thu, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ninh Phước cho biết, Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024 nhằm bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; Khuyến khích thế hệ trẻ tham gia làm gốm nhằm khơi dậy niềm đam mê và ý thức trách nhiệm trong việc tiếp nối nghề truyền thống. Đồng thời tôn vinh các nghệ nhân và những người thực hành bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Đây cũng là một hoạt động thiết thực hưởng ứng tinh thần của Dự án 6 về Bảo tồn phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào các DTTS gắn với phát triền du lịch thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các DTTS giai đoạn 2021-2030 đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Triển khai nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của người dân miền núi

Quảng Ngãi: Triển khai nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của người dân miền núi

Thời gian qua, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương miền núi Quảng Ngãi đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao. Từ đó, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.