Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

Hội thảo về chính sách dân tộc tại Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 12:21, 19/11/2021

Ngày 19/11, Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo chính sách dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Một số vấn đề lý luận thực tiễn cho cán bộ làm công tác dân tộc tại tỉnh Thanh Hóa.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Cầm Bá Tường; TS. Trịnh Quang Cảnh, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Dân tộc; đại diện các sở, ban ngành và một số phòng, ban cấp huyện của khu vực miền núi Thanh Hóa.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trịnh Quang Cảnh cho biết, hiện nay, tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, ổn định và phát triển của đất nước.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, toàn diện; khoa học công nghệ phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như một thách thức và cơ hội để phát triển đất nước. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cần đổi mới, vừa giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra ở vùng dân tộc, vừa góp phần quan trọng vào việc xây dựng, cũng cố khối Đại đoàn kết dân tộc.

TS. Trịnh Quang Cảnh, nguyên Phó Giám đốc Học viện Dân tộc phát biểu tại Hội thảo
TS. Trịnh Quang Cảnh, nguyên Phó Giám đốc Học viện Dân tộc phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo lần này là diễn đàn trao đổi về một số vấn đề về lý luận chính sách dân tộc; thực tiễn xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc và định hướng chính sách dân tộc ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Thông qua Hội thảo, những người làm công tác dân tộc sẽ có thêm kinh nghiệm về tình hình xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc, kinh nghiệm về tạo nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đây được xem như là cơ hội có thể tạo ra những đột phá, thay đổi về chất của chính sách dân tộc song cũng đặt ra nhiều thách thức về tư duy lý luận, tư duy thực tiễn về chính sách dân tộc và công tác dân tộc trong giai đoạn mới.