Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội thảo: “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu sản phẩm”

Khánh Ngân - 22:46, 28/04/2023

Ngày 28/4, tại Tp. Vinh (Nghệ An), Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức “Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu sản phẩm”.

Tại Hội thảo, có 8 tham luận về các lĩnh vực chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ, chống hàng giả được trình bày
Tại Hội thảo, có 8 tham luận về các lĩnh vực chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ, chống hàng giả được trình bày

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An; lãnh đạo VATAP; cùng các sở, ban, ngành và nhiều doanh nghiệp, đơn vị cung cấp các phần mền quản lý doanh nghiệp, chống hàng giả có chất lượng cao.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Đăng Sinh - Chủ tịch VATAP cho biết: Trong thời đại 4.0, chuyển đổi số không chỉ là nhu cầu các doanh nghiệp nhằm đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, mà công nghệ số còn là công cụ, là phương pháp hỗ trợ hiệu quả quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu uy tín, chất lượng của doanh nghiệp.

Hội thảo cũng thu hút được nhiều tham luận bàn về các giải pháp chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ và chống hàng giả hàng nhái hiện nay. Tiến sĩ, Luật sư, Trọng tài viên Ngô Quang Huy - Phó Giám đốc Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Khu vực Bắc Trung Bộ, cho rằng: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình thay đổi mô hình cũ, mô hình truyền thống sang dạng doanh nghiệp số dựa trên những ứng dụng công nghệ mới. Chuyển đổi số không phải chỉ là nền tảng đưa lên để doanh nghiệp truy cập vào đó, mà cần đi từ vấn đề hạ tầng, thay đổi tư duy và nhận thức. Nhà nước hay hiệp hội không thể nỗ lực làm thay đổi cho doanh nghiệp, mà chính bản thân doanh nghiệp phải thấy được tác động của chuyển đổi số tới khả năng cạnh tranh của chính mình trên thị trường.

Nhiều giải pháp chuyển đổi số về phát triển trị trường cũng được giới thiệu tại Hội thảo
Nhiều giải pháp chuyển đổi số về phát triển trị trường cũng được giới thiệu tại Hội thảo

Còn ông Nguyễn Xuân Đôn - Cục phó Cục Quản lý thị trường Nghệ An, cho biết: Hiện nay, thực trạng hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ đang là vấn đề nhức nhối và được các cơ quan chức năng vào cuộc đấu tranh. Việc thực hiện chuyển đổi số giúp thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp được “đi xa” hơn. Đồng thời, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận, lựa chọn sản phẩm chất lượng, an toàn tránh được hàng giả, hàng nhái, hàng kém.

9 đơn vị tổ chức, cá nhân được nhận Bằng khen của Hiệp hội VATAP
9 đơn vị tổ chức, cá nhân được nhận Bằng khen của Hiệp hội VATAP

Luật gia Ngô Doanh - Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh tế Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo, nhận định: “Trong những năm qua, mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong thực thi pháp luật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật về SHTT và bảo vệ thương hiệu vẫn đang tồn tại nhiều khó khăn, thách thức”.

Ông Doanh kiến nghị: “Chính phủ cần luôn kịp thời ban hành cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn quan trọng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và SHTT, bảo vệ thương hiệu”.

Kết thúc Hội thảo, Ban Tổ chức đã trao tặng Bằng khen của Hiệp hội VATAP cho 9 đơn vị, doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho thành công của Hội thảo.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.