Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội thảo Công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc Tây Bắc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình

PV - 10:16, 03/11/2017

Ngày 21/10, tại tỉnh Điện Biên, UBDT phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc Tây Bắc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình”.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn phát biểu khai mạc Hội thảo

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Hội Nhà báo Việt Nam, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Điện Biên; đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Sở Y tế, BHXH,  ban Dân tộc 6 tỉnh khu vực Tây Bắc (gồm: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai); cùng các già làng, trưởng bản, người có uy tín trên địa bàn.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn nhấn mạnh: Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành cho Tây Bắc sự quan tâm đặc biệt, cả về nguồn lực và cơ chế, chính sách, với mục đích hỗ trợ để Tây Bắc phát triển mọi mặt. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của vùng Tây Bắc vẫn còn cao, dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT có tăng nhưng không bền vững.Do đối tượng hộ nghèo và cận nghèo đều được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT nhưng sau khi thoát nghèo, những người dân này không thuộc diện đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT, họ lại không tiếp tục tham gia do phải tự bỏ tiền túi để mua BHYT.

Tính đến ngày 30/9/2017, số đối tượng tham gia BHXH, BHYT khu vực Tây Bắc là 4.405.383 người, chiếm tỷ trọng 5,58% so tổng số người tham gia BHXH, BHYT trên toàn quốc.

Cũng theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn, để chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc khu vực Tây Bắc, góp phần tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT, thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội thì việc tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến đồng bào dân tộc, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình là hết sức quan trọng.

Toàn cảnh Hội thảo
 Với mong muốn để đồng bào được tiếp cận nhiều hơn với chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, Hội thảo sẽ góp phần tích cực vào việc hướng tới thực hiện thắng lợi các mục tiêu theo tinh thần của Nghị quyết số 21-NQ/TƯ ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ về thực trạng, các giải pháp, bài học kinh nghiệm trong việc vận động tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình; đẩy mạnh hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật, phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong công tác vận động, tuyên truyền tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT ở cơ sở; một số lưu ý trong công tác tuyên truyền, vận động người dân, đồng bào DTTS tham gia; vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động; tăng cường truyền thông qua hệ thống báo, tạp chí cấp không thu tiền và tuyên truyền bằng ngôn ngữ của đồng bào DTTS...

BHXH Việt Nam tặng 100 triệu đồng để mua thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Điện Biên.

 PV
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.