Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hồi sinh đồ chơi truyền thống

Hồng Minh - 16:23, 18/09/2020

Trong ký ức của mọi người, nhớ về dịp trăng tròn tháng Tám là nhớ về những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân hay những chiếc đèn lồng tự làm từ vỏ lon, vỏ hộp... Món quà tuổi thơ đơn giản nhưng thật ý nghĩa và đậm bản sắc truyền thống.

Đồ chơi truyền thống đang từng bước khẳng định lại vị thế của mình trên thị trường
Đồ chơi truyền thống đang từng bước khẳng định lại vị thế của mình trên thị trường

Đã từng có thời điểm, những món đồ chơi hiện đại lấn át những đồ chơi truyền thống, nhưng thật may, hiện nay, những món đồ chơi truyền thống đang được hồi sinh nhờ vào sự phong phú mẫu mã, đa dạng hình dáng, đồ vật và màu sắc bắt mắt thu hút trẻ em; nhờ bàn tay của những người nghệ nhân làm nghề thủ công, với mong muốn giữ được nghề truyền thống, giữ được bản sắc văn hóa dân gian…

Cứ mỗi dịp chuẩn bị đến Tết Trung thu, trong căn nhà nhỏ trên gác ba, số 79 Hàng Lược (Hà Nội), bà Quách Thị Bắc lại tất bật làm những món đồ chơi truyền thống. Trong nhà, các vật liệu như: Giỏ tre đan, giấy bóng kính, xốp, dây thép, đặc biệt là bông... được bà Bắc bày la liệt để tiện cho việc làm các món đồ chơi. Nổi bật trong những món đồ chơi đã được bà Bắc hoàn thành là chiếc lẵng với hai con thiên nga xinh xắn, đôi cánh trắng muốt, xung quanh điểm tô bằng những bông hoa nhiều màu sắc. Đây là món đồ chơi Trung thu đặc trưng mà trẻ con trước đây từng ao ước.

Bà Bắc chia sẻ, dù đồ chơi Trung Quốc du nhập vào Việt Nam với số lượng lớn, nhưng đồ chơi truyền thống vẫn có sức hấp dẫn riêng. Nghề làm đồ chơi là nghề truyền thống của gia đình nhà chồng bà đã làm 70 năm qua, giờ bà là người tiếp quản nên phải giữ nghề. Đặc biệt là lẵng thiên nga bông của gia đình bà làm, được rất nhiều khách hàng lựa chọn và đặt mua. Bình thường chỉ đến 13 tháng 8 âm lịch là hết hàng. Khách đặt thêm cũng không thể làm kịp được.

Nghệ nhân đang làm đèn lồng phục vụ Tết Trung thu
Nghệ nhân đang làm đèn lồng phục vụ Tết Trung thu

Từ thực tế những năm gần đây cho thấy, đồ chơi truyền thống đang dành lại chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Đặc biệt là vào dịp Trung thu hay Ngày Quốc tế thiếu nhi, trên các con phố như Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can... đồ chơi truyền thống được bày bán với số lượng lớn. Có lẽ cũng chính vì thế mà những người như bà Bắc mới có thêm động lực để lưu giữ lại món đồ chơi giản dị này. 

Với giá cả hợp lý, kiểu dáng đa dạng, màu sắc bắt mắt đã đưa những món đồ chơi truyền thống tưởng chừng "ngủ quên" quay trở lại thị trường một cách mạnh mẽ trong dịp Trung thu này. Đi trên những con phố bày bán đồ chơi Trung thu, chúng ta cũng chẳng khó để tìm mua cho mình những món đồ chơi truyền thống. Chị Lê Thị Cẩm, phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Đồ chơi truyền thống bây giờ cũng rất đẹp và phong phú, giá cả cũng vừa tiền, nên năm nào cũng vậy, mỗi dịp Trung thu đến, chị đều dẫn các con lên phố để mua đèn ông sao, mặt nạ giấy do chính nghệ nhân Việt làm ra. Các cháu nhà tôi cũng rất thích những món đồ chơi này”.

Điều phấn khởi là hiện nay, đồ chơi dân gian có mặt ở rất nhiều sự kiện văn hóa, được du khách trong và ngoài nước vô cùng yêu thích. Các địa phương, đoàn thể, đơn vị, khi tổ chức các hoạt động, sự kiện Trung thu, tết Thiếu nhi đều quan tâm trang trí, trưng bày những món đồ chơi truyền thống.

Có lẽ tuổi thơ với những đồ chơi giản dị như: Tò he, đèn ông sao, thiên nga bông, đèn kéo quân hay diều sáo,... là những kỷ niệm giản dị mà đẹp đẽ, chẳng gì có thể thay thế được.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.