Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Lê Vũ – Lê Thuận - 15:57, 29/10/2020

Sáng 29/10 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho gần 100 phóng viên, biên tập viên báo, đài.

Ths. Hồ Hồng Hải – Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc hội nghị
Ths. Hồ Hồng Hải – Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc hội nghị

Hội nghị đã được nghe chia sẻ của TS Võ Thanh Lâm – Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông về kinh nghiệm và kết quả trong công tác truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đồng thời tại hội nghị Ths. Nguyễn Thị Thu Hương, đại diện Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cũng đã cung cấp cho báo chí các thông tin mới về tác hại của thuốc lá và công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Theo thống kê mới nhất từ Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2020 thế giới có 8 triệu người tử vong vì thuốc lá và các vấn đề liên quan đến thuốc lá. Việt Nam là 1 trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Theo điều tra trên toàn quốc năm 2015, con số nam thanh niên ở độ tuổi trưởng thành hút thuốc chiếm 45.3%, tương đương với 15 triệu người (bình quân cứ 2 người thì sẽ có 1 người hút thuốc lá) và 33 triệu người Việt Nam đang bị hút thuốc thụ động.

Ths. Nguyễn Thị Thu Hương – Đại diện Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế chia sẻ các thông tin, quy định mới với hội nghị
Ths. Nguyễn Thị Thu Hương – Đại diện Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế chia sẻ các thông tin, quy định mới với hội nghị

Trước những tác hại và thiệt hại từ thuốc lá, trong những năm gần đây, cùng với sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá vào năm 2012, công tác tuyên truyền đã được các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông hết sức coi trọng, đặc biệt là nâng cao nhận thức của mỗi người. Theo đó, đã đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá bằng nhiều hình thức. Nội dung tuyên truyền tập trung vào quy định cấm hút thuốc nơi công cộng; quy định rõ quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người quản lý các địa điểm cấm hút thuốc lá…

Nhờ đó việc phòng, chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam đã đạt được nhiều chuyển biến đáng kể. Đến nay 100% tỉnh, thành phố đã lập Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá, đưa nội dung này vào kế hoạch hoạt động hàng năm. Số lượng các đơn vị xây dựng môi trường không khói thuốc đã đạt con số đáng khích lệ: 1.560 cơ quan hành chính; 3.778 trường mẫu giáo; 3.577 trường tiểu học; 2.502 trường trung học cơ sở; 1.010 trường trung học phổ thông; 508 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; 169 trường đại học, cao đẳng; 208 công ty xe khách; 4.442 nhà máy, xí nghiệp; 305 nhà hàng; 400 khách sạn.

Đại diện bộ Y tế cũng khẳng định, các sản phẩm thuốc lá điện tử, shisa… vẫn có hại như thuốc lá điếu thông thường; Các sản phẩm thuốc lá mới này không có công dụng cai nghiện như các tập đoàn thuốc lá quảng cáo.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.