Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định 59/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

PV - 15:33, 03/04/2018

Sáng 28/3, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định 59/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Tham dự Hội nghị có đại diện các báo, tạp chí thực hiện Quyết định 59; đại diện một số bộ ngành và một số vụ, đơn vị của UBDT. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn chủ trì Hội nghị.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn chủ trì Hội nghị. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn chủ trì Hội nghị.

 

Tại Hội nghị, ông Vũ Hữu Hoạt, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (UBDT) cho biết, trong năm 2017, số lượng cấp phát 18 loại báo, tạp chí cho các đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định 59 là trên 18,6 triệu bản. Qua kiểm tra, khảo sát, theo dõi việc cấp, phát báo theo Quyết định 59 tại các địa phương cho thấy các báo, tạp chí đã phát hành đến đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách. Nội dung thông tin bám sát các vấn đề có tính thời sự tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBDT và các Bộ, ngành có liên quan trong công tác dân tộc; việc triển khai, thực hiện các chính sách dân tộc tại địa bàn các tỉnh có đồng bào DTTS; phản ánh mọi mặt về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc, dư luận xã hội ở các địa phương vùng DTTS và miền núi… Hoạt động thông tin tuyên truyền của các báo, tạp chí đã góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS, miền núi.

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên, trong năm 2017, việc thực hiện Quyết định 59 vẫn còn một số hạn chế như: công tác chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền về chính sách dân tộc đôi lúc còn chậm; tiêu chí giám sát chưa rõ ràng; nội dung thông tin tuyên truyền của một vài ấn phẩm chuyên đề còn chung chung, tính phản biện chưa cao, cân đối vùng miền chưa hài hòa; công tác phát hành tại một số địa phương còn chậm...

Những thuận lợi và hạn chế trên được các đại biểu tham dự Hội nghị thẳng thắn nêu ra, đồng thời đề xuất một số phương hướng, giải pháp khắc phục để việc triển khai, thực hiện Quyết định 59 đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Đại diện lãnh đạo các báo, tạp chí tham dự Hội nghị đề xuất kiến nghị UBDT tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện chính sách “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” sau khi Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 16/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ kết thúc giai đoạn.

Phát biểu Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn tiếp thu các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, đồng thời khẳng định tính ưu việt và sự cần thiết của chính sách “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” trong giai đoạn hiện nay. Thứ trưởng Nông Quốc Tuấn cũng đề nghị lãnh đạo các báo, tạp chí đang thực hiện Quyết định 59 cần phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác thông tin tuyên truyền trong thời gian tới; đề nghị Tổng Công ty Phát hành báo chí Trung ương rà soát lại công tác phát hành để các báo, tạp chí được chuyển đến tay độc giả sớm nhất, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đồng bào.

NGỌC ÁNH

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận