Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ: Đồng hành cùng sự phát triển của đồng bào Khmer

S.Vy - H.Diễm - 20:02, 10/03/2023

Với tinh thần đạo pháp đồng hành cùng dân tộc, bao năm qua, các vị sư sãi của các chùa Khmer ở TP. Cần Thơ đã luôn tích cực tham gia phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện vận động tuyên truyền, đưa chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào. Đặc biệt hiện nay, các chùa, các vị sư sãi đang phát huy vai trò trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào DTTS.

Đồng bào Khmer ở TP. Cần Thơ có khoảng 19.700 người, sống tập trung chủ yếu ở quận Ô Môn, huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ. Đồng bào Khmer sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng gắn với chùa là chủ yếu. Toàn thành phố có 12 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, với 130 vị sư sãi, 1 tổ chức Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đặt tại quận Ô Môn.

Thượng tọa Lý Hùng Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ trao quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu năm 2022
Thượng tọa Lý Hùng - Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ trao quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu năm 2022

Phần lớn đồng bào sống ở khu vực nông thôn, chủ yếu làm nghề nông, làm thuê, một ít hộ làm dịch vụ hoặc mua bán nhỏ, trình độ dân trí và năng lực sản xuất còn thấp nên kinh tế phát triển chậm.  

Với tinh thần đạo pháp đồng hành cùng dân tộc, bao năm qua, để hỗ trợ đồng bào nâng cao hiểu biết, vươn lên trong xây dựng cuộc sống, hằng năm, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ đã kết hợp các ban, ngành của Thành phố triển khai các chương trình, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cho tăng sinh Học viện Phật giáo Nam tông Khmer. 

HIện nay, tại các chùa Khmer đều đã được trang bị tủ sách pháp luật phục vụ sư sãi và tín đồ phật tử. Do vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc Khmer cũng đã được thuận tiện và dễ dàng hơn.

Nhiều năm nay, các chùa, các vị sư trong Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ đã mở nhiều lớp học sơ cấp Pali - giáo lý, các lớp Khmer ngữ tại các điểm chùa, tạo nên phong trào học tập cả kiến thức ngôn ngữ dân tộc lẫn kiến thức phổ thông, góp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí và giữ gìn bản sắc văn hóa trong đồng bào Khmer.

Các nghề truyền thống của đồng bào Khmer được tổ chức lồng ghép vào các dịp lễ hội.
Các nghề truyền thống của đồng bào Khmer đang được bảo tồn, phát huy

Cùng với đó, Hội luôn dành sự quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong đồng bào Khmer nhất là các hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt. Hộ DTTS nghèo không có vốn làm ăn và không có nghề nghiệp, hoặc nghề nghiệp có thu nhập không ổn định. 

Để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS, Hội Đoàn kết sư sãi TP. Cần Thơ đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ cho 115 hộ, với 4.600 m2 đất ở (40 m2/hộ); hỗ trợ đất sản xuất cho 41 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 447 lao động; hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi cho 564 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt cho 105 hộ.

Không dừng lại ở việc hỗ trợ “con cá”, Hội Đoàn kết sư sãi TP. Cần Thơ còn trao “cần câu” tạo sinh kế sinh để đồng bào vượt khó. Phối hợp với Ban Dân tộc thành phố thực hiện nhiều chương trình, dự án, thành lập làng nghề truyền thống của người Khmer, phát huy được các nghề truyền thống như hội họa, trạm trổ, điêu khắc hoa văn, tham gia các lớp đào tạo nghề may, đan lát...; ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sử dụng vốn vay làm ăn hiệu quả.

Hội Đoàn kết sư sãi TP. Cần Thơ trao quà cho các hộ gia đình khó khăn
Hội Đoàn kết sư sãi TP. Cần Thơ trao quà cho các hộ gia đình khó khăn

Theo Thượng tọa Lý Hùng - Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ, việc thực hiện theo Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới được Hội xác định là kim chỉ nam hoạt động.

Theo đó, các chùa, các vị sư chúng tôi đã tập trung thực hiện trọng tâm các phần việc về xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào, gìn giữ văn hóa, chữ viết; vận động động đồng bào thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an ninh trật tự địa phương, phải làm sao cho đời sống đồng bào Khmer ngày càng phát triển, văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy. 

"Các vị sư cũng mong muốn các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền TP. Cần Thơ sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer. Quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc Khmer tương ứng với tỷ lệ dân số ở địa phương", Thượng tọa Lý Hùng đề xuất.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.