Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội Đoàn kết Sư Sãi yêu nước huyện Châu Thành: Nơi đồng bào gửi gắm niềm tin

Như Tâm - Tào Đạt - 08:44, 26/08/2024

Với tinh thần đoàn kết, hòa hợp, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (SSYN) huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang không chỉ thực hiện theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, mà Hội còn nỗ lực làm tốt công tác thế sự, góp phần cùng với phật tử, Nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, tạo điều kiện cho vùng đồng bào DTTS phát triển bền vững.

Hòa thượng Danh Đổng, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang trao dụng cụ học tập cho các em tham gia lớp học tiếng Khmer trong dịp Hè
Hòa thượng Danh Đổng, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang trao dụng cụ học tập cho các em tham gia lớp học tiếng Khmer trong dịp Hè

Khẳng định vai trò trong đời sống đồng bào

Châu Thành là huyện có đông đồng bào DTTS nhất tỉnh Kiên Giang, trong đó, dân tộc Khmer chiếm tới 32,4%. Đồng bào Khmer nơi đây có truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động và đa phần theo đạo Phật thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. Toàn huyện Châu Thành hiện có 14 ngôi Chùa Phật giáo Nam tông Khmer và 1 ngôi Tháp thờ 4 vị Hòa thượng là liệt sĩ. Theo thống kê, tổng số Sư sãi trong toàn huyện là 229 vị.

Hoà thượng Danh Lân, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đoàn kết SSYN tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết SSYN huyện Châu Thành chia sẻ: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 19, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về việc tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, Hội Đoàn kết SSYN huyện đã thể hiện tốt vai trò là trung tâm đoàn kết, vận động bà con dân tộc Khmer tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Hội Đoàn kết SSYN huyện đã thể hiện tốt vai trò là trung tâm đoàn kết, vận động bà con dân tộc Khmer tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật”.

Hòa thượng Danh Lân

Các thành viên của Hội luôn tích cực tham gia công tác phật sự chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và công tác xây dựng chính quyền. Qua đó, tạo nên những bước phát triển mới, sức sống mới trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo. Đóng góp tích cực vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng quê hương Châu Thành ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

“Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào phật tử từng bước được nâng lên. Vào dịp rằm, 30 âm lịch hằng tháng, các chùa trên địa bàn huyện đều tổ chức thuyết pháp lồng ghép việc tuyên truyền, vận động phật tử tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, dân tộc, gây chia rẽ. Nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS trong huyện luôn được ổn định”, Hoà thượng Danh Lân cho hay.

Nghi thức dâng cơm tại chùa Thứ 5 (tỉnh Kiên Giang)
Nghi thức dâng cơm tại chùa Thứ 5 (tỉnh Kiên Giang)

Gắn phật sự với bảo tồn bản sắc văn hoá

Theo Hòa thượng Danh Lân, thời gian qua, Ban Chấp hành Hội Đoàn kết SSYN huyện luôn thực hiện đúng tôn chỉ của Đức Phật và Hiến chương Giáo hội Phật giáo. Qua đó, các hệ phái có sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thống nhất trong con đường hoằng dương chánh pháp, phổ độ chúng sanh, đúng theo tôn chỉ của Đức Phật, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, lễ hội trong Chùa đều thực hiện đúng theo nguyên tắc nghi lễ Phật giáo và phong tục cổ truyền như: Lễ Nhập hạ, Ra hạ, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ooc Om Bok, lễ Phật Đản… Việc làm này giúp bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer.

Thế hệ trẻ dân tộc Khmer huyện Châu Thành gìn giữ những điệu múa truyền thống của dân tộc
Thế hệ trẻ dân tộc Khmer huyện Châu Thành gìn giữ những điệu múa truyền thống của dân tộc

Luôn xem công tác giáo dục Chư tăng và con em đồng bào Khmer là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong mọi công tác hoạt động, Ban Chấp hành Hội Đoàn kết SSYN huyện đã lập kế hoạch chỉ đạo mở lớp dạy chữ Khmer tại các chùa trên địa bàn huyện. Đồng thời, quan tâm, động viên sư sãi theo học ở các trường đại học, động viên con em đồng bào dân tộc Khmer học chữ Khmer, học phổ thông, học tại các trường trung học chuyên nghiệp, các trường Phật học để bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình...

Ông Danh Tha, Phó Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đánh giá: Hội Đoàn kết SSYN huyện Châu Thành đã phát huy truyền thống yêu nước, tập hợp đoàn kết rộng rãi trong giới chư tăng và đồng bào phật tử, đoàn kết giữa các tôn giáo, dân tộc trong cộng đồng dân cư. Qua đó, đã tạo chuyển biến về nhận thức và hành động, đời sống sinh hoạt của chư tăng và đồng bào phật tử ổn định, phát triển với phương châm "Tốt đời, đẹp đạo".

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.