Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Học sinh trường huyện sáng chế phần mềm từ điển Việt-M’nông

PV - 15:10, 22/05/2018

Hai học sinh Trường THPT Đăk G’Long, thuộc huyện nghèo Đăk G’Long (Đăk Nông) đã sáng chế thành công phần mềm từ điển sử dụng trên điện thoại thông minh, thuận tiện trong việc tra cứu ứng dụng, chữ viết M’nông.

Dự án từ điển do hai em sáng chế vừa được giải 4 tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2017-2018 khu vực phía Nam; được các ngành chuyên môn kỳ vọng giúp ích cho việc dạy và học tiếng M’nông tại các tỉnh Tây Nguyên.

Hai học sinh là em K’Brắk dân tộc Mạ và Nguyễn Văn Nam (dân tộc Kinh), học sinh lớp 10B, Trường THPT Đăk G’Long. Điều khá ấn tượng về 2 em là cả hai đều không phải người dân tộc M’nông, nhưng lại tạo ra cuốn từ điển Việt-M’nông có giá trị ứng dụng cao trong thực tế.

Thầy Văn Thành Đạt hướng dẫn Nam hoàn thiện từ điển. Thầy Văn Thành Đạt hướng dẫn Nam hoàn thiện từ điển.

 

K’Brắk chia sẻ: Em sinh ra và lớn lên trong buôn làng người Mạ và sống cùng đồng bào M’nông, nên hiểu được mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ này. Tuy nhiên, đồng bào Mạ hiện chỉ có tiếng nói mà chưa có chữ viết. Tiếng nói vẫn được đồng bào sử dụng trong đời sống thường ngày, trong sinh hoạt tín ngưỡng. Em nhận thấy tiếng nói gần giống với tiếng M’nông nên đã sử dụng vốn từ vựng, hiểu hiết của mình và tìm hiểu thêm các tài liệu về tiếng nói, chữ viết dân tộc M’nông. Qua đó, nảy sinh ý tưởng làm từ điển tra cứu ngôn ngữ M’nông.

Trong quá trình tìm hiểu, K’Brắk thấy rằng, tài liệu song ngữ Việt-M’nông trên thị trường hay các thư viện còn rất hiếm, chỉ có vài tài liệu và để tìm được cuốn tài liệu 100% tiếng M’nông vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, những tài liệu này là đều bằng giấy, có những cuốn dung lượng và trọng lượng khá lớn, gây khó khăn trong việc đọc, nghiên cứu hoặc mang theo.

Được thừa kế ý tưởng của thầy giáo trong trường về lập trình một phần mềm từ điển “mini” Việt-M’nông, trên điện thoại Android 4.0 trở lên, hai em K’Brắk và Nam đã quyết định lập trình phần mềm, thiết kế từ điển điện tử. Thầy Văn Thành Đạt, giáo viên hướng dẫn đề tài đồng hành cùng hai em cho biết: Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, cả ba thầy trò phải mất gần nửa năm và rất nhiều lần thất bại. Phần lớn sản phẩm thất bại đều gặp “nút thắt” về ngôn ngữ lập trình và nhập liệu. Sau mỗi lần thất bại, thầy trò đều ngồi lại với nhau tìm ra khuyết điểm để có được sản phẩm thành công nhất.

Với mục đích xây dựng từ điển tiếng Việt-M’nông mini để tạo điều kiện học tập mọi lúc mọi nơi, dành cho mọi người nên các em đã sử dụng ở trạng thái “offline”. Phần mềm có dung lượng gần 13MB là tương đối nhỏ, không chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ của điện thoại. Kết quả sử dụng phần mềm được người dùng đánh giá trên kho ứng dụng, với số điểm tương đối cao, rất thích hợp cho cán bộ giảng dạy tiếng M’nông…

Thầy Phan Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Đăk G’Long khẳng định: Đề tài từ điển tiếng Việt-M’nông mini có giá trị khoa học và ứng dụng rất cao, được các em “số hóa” thành một ứng dụng trên hệ điều hành android. Dự án đã được Sở GD-ĐT tỉnh Đăk Nông trao giải Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi cấp tỉnh, và đạt giải 4 tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2017-2018 khu vực phía Nam; Đây cũng là công trình đạt giải cao nhất mà ngôi trường vùng cao này đạt được cho tới thời điểm này, nên nhà trường hy vọng sau khi được cải tiến, nâng cấp sản phầm sẽ phục vụ đắc lực cho việc dạy và học tiếng M’nông tại các tỉnh Tây Nguyên.

QUỐC PHONG - LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.