Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Học sinh ở 14 xã được dự tuyển vào Trường phổ thông dân tộc nội trú

Nga Anh (T/h) - 11:36, 11/04/2021

Theo kế hoạch, từ cuối tháng 4/2021, học sinh lớp 9 của các trường trung học cơ sở, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022.


Các em học sinh DTTN huyện Ba Vì (Hà Nội) trong trang phục truyền thống của dân tộc Mường
Các em học sinh Trường DTTN huyện Ba Vì (Hà Nội) trong trang phục truyền thống của dân tộc Mường

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định, ngoài các nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 của các trường công lập, trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên..., học sinh ở một số địa bàn có thể đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào Trường Phổ thông dân tộc nội trú.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ có hướng dẫn cụ thể về công tác tuyển sinh vào lớp 10 của từng loại hình trường. Trước khi đăng ký nguyện vọng dự tuyển, học sinh cần nghiên cứu kỹ, nắm rõ các quy định liên quan trước để thực hiện đúng nhằm bảo đảm quyền lợi học tập.

Học sinh lưu ý, nếu có hộ khẩu thường trú thuộc 14 xã sau đây của 5 huyện thuộc thành phố Hà Nội thì được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 Trường Phổ thông dân tộc nội trú.

Cụ thể là: Huyện Ba Vì có 7 xã gồm Tản Lĩnh, Ba Trại, Minh Quang, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài, Khánh Thượng; huyện Thạch Thất có 3 xã gồm Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân; huyện Quốc Oai có 2 xã gồm Phú Mãn, Đông Xuân; huyện Mỹ Đức có xã An Phú; huyện Chương Mỹ có xã Trần Phú.

Các học sinh này vẫn phải dự thi đủ các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 trường trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022. Kỳ thi này diễn ra vào ngày 10 và 11-6-2021 với 4 môn thi gồm: Ngữ văn, toán, ngoại ngữ và lịch sử.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.