Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Học sinh DTTS có số dân rất ít người được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú

T.Hợp - 20:25, 26/02/2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú. Theo đó, học sinh DTTS rất ít người được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú.

Học sinh DTTS rất ít người được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú. Ảnh minh họa
Học sinh DTTS rất ít người được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú. Ảnh minh họa

Theo thông tư, trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được Nhà nước thành lập cho học sinh là người DTTS, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thông tư nêu rõ, đối tượng tuyển sinh gồm: Học sinh là người DTTS mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại: Xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (gọi chung là xã thôn đặc biệt khó khăn); xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực I vùng đồng bào DTTS và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền;

Học sinh DTTS rất ít người được quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người;

Học sinh là người dân tộc Kinh mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trường PTDTNT được tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hằng năm.

Cũng theo Thông tư, tuyển thẳng vào trường PTDTNT gồm các đối tượng sau:

Học sinh DTTS rất ít người; Học sinh THCS thuộc đối tượng quy định đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học, kỹ thuật được tuyển thẳng vào học trường PTDTNT trung học phổ thông;

Học sinh tiểu học thuộc đối tượng quy định đạt giải cấp tỉnh trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tuyển thẳng vào học trường PTDTNT trung học cơ sở.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023.

Hệ thống trường PTDTNT gồm: Trường PTDTNT trung học cơ sở; Trường PTDTNT trung học phổ thông; Trường PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong đó, Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường, trung học và các nhiệm vụ sau:

Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú; đảm bảo các điều kiện để học sinh dân tộc nội trú được học tập, ăn, ở và sinh hoạt an toàn tại trường.

Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú.

Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực, phẩm chất của học sinh, điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo dõi, thống kê số lượng học sinh, đánh giá hiệu quả giáo dục hằng năm và theo từng giai đoạn để xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.