Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Học nghề phù hợp - gặt hái thành công

PV - 10:35, 02/01/2019

Hiện nay, học đại học không còn là con đường duy nhất để bước vào đời, thay vào đó nhiều em học sinh đã mạnh dạn chọn các trường nghề để theo học. Đây là một hướng đi mới giúp các em tiếp cận được cơ hội việc làm phù hợp với bản thân. Tại tỉnh miền núi Lào Cai, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm luôn được chú trọng. Đặc biệt, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Năm 2004, sau khi học hết cấp 3, anh Đặng Đình Ngọc không đăng ký dự thi vào các trường cao đẳng, đại học mà chọn theo học nghề Điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng Lào Cai. Sau hơn 2 năm theo học, ra trường anh Ngọc được nhận vào làm việc tại Nhà máy luyện đồng Lào Cai với mức lương ổn định.

Chất lượng đào tạo nghề trên địa tỉnh Lào Cai thời gian qua đã được nâng lên rõ rệt. Chất lượng đào tạo nghề trên địa tỉnh Lào Cai thời gian qua đã được nâng lên rõ rệt.

Nhận thấy nhu cầu lắp đặt, sửa chữa điện nước trên địa bàn TP. Lào Cai ngày một nhiều, anh Ngọc xin nghỉ việc tại Nhà máy luyện đồng để mở xưởng sửa chữa, lắp đặt điện, nước. Với những kiến thức đã được học cộng với sự cần cù chịu khó, xưởng của anh Ngọc ngày càng đông khách, anh quyết định thành lập Công ty điện thông minh NT SMART HOME.

“Thành lập được công ty là ước mơ từ nhỏ của mình, hiện tại công ty mình có 32 công nhân” làm việc ở 3 cơ sở (2 ở TP. Lào Cai và 1 cơ sở ở huyện Sa Pa). Hiện nay, doanh thu hằng năm của công ty đạt khoảng 3 tỷ đồng. Mình có thể khẳng định, với kiến thức học tại trường nghề đã góp phần quyết định cho mình lựa chọn hướng đi cũng như tự tin hơn trong công việc hiện nay. Mình nghĩ đại học không phải là con đường duy nhất để thanh niên bước vào đời. Nếu cho mình lựa chọn lại mình vẫn chọn đi học nghề”, anh Ngọc chia sẻ.

Giống như anh Ngọc, hiện nay đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên tại Lào Cai chọn học nghề thay vì đăng ký dự thi vào học đại học như trước kia. Theo thống kê, trong vòng 3 năm trở lại đây, Trường Cao đẳng Lào Cai đã tiếp nhận và đào tạo cho gần 6 nghìn học sinh, sinh viên, với tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường đạt 85%. Ngoài việc được đào tạo nghề các em còn được thực hành tại các công ty, đơn vị liên kết, được giới thiệu và tiếp nhận việc làm ngay khi ra trường.

Với chức năng là đào tạo nghề cho người lao động đạt trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề; đồng thời bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, nhân viên kỹ thuật; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề; kết hợp đào tạo nghề với sản xuất, kinh doanh dịch vụ… Thời gian qua, Trường Cao đẳng Lào Cai đã không ngừng nâng cao công tác giảng dạy, lấy chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên làm thước đo cho hoạt động của nhà trường.

Ông Hoàng Quang Đạt, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Mấu chốt nhất để bảo đảm được đầu ra là chính chất lượng đào tạo, nhà trường coi các em học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường là sản phẩm của một quá trình đào tạo của mình. Khi các em ra trường có kiến thức, có kỹ năng thì doanh nghiệp sẵn sàng nhận các em vào làm việc.

“Riêng trong năm học 2017-2018, chúng tôi tuyển sinh vượt chỉ tiêu khoảng 1000 học sinh vào học cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề. Điều này cho thấy, nhu cầu học nghề của con em hiện nay là rất lớn. Khi ra trường, các em không chỉ vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, một tỷ lệ lớn các em học sinh, sinh viên sau khi ra trường đã tự mở cơ sở, xưởng sửa chữa, trang trại... và đã thành công. Trường Cao đẳng Lào Cai là 1/88 trường cao đẳng của cả nước được lựa chọn xây dựng thành trường chất lượng cao. Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hội nhập, hiện nay chúng tôi đang tập trung lựa chọn đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc tế như công nghệ ô tô, du lịch...”, ông Đạt cho biết thêm.

Ngoài đào tạo 14 nghề trình độ cao đẳng, 36 nghề trình độ trung cấp và trên 30 nghề trình độ sơ cấp, Trường Cao đẳng Lào Cai sẽ mở thêm 4 ngành, nghề có trình độ cao đẳng đó là: Dược, điều dưỡng, hộ sinh và xét nghiệm. Trong đó, sẽ đào tạo 8 nghề cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Đến năm 2025, trường sẽ trở thành trường cao đẳng nghề chất lượng cao của cả nước theo đề án của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.