Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hoàng Thị Lìn - cô gái dân tộc Mông giàu nghị lực

Văn Hoa - 22:24, 12/11/2020

Hoàng Thị Lìn, dân tộc Mông, là con thứ hai trong một gia đình có 5 anh chị em tại bản Muống 1, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, không có điện, không có sóng điện thoại... Nhưng với ý trí của mình, em Lìn luôn giữ vững thành tích 12 năm học sinh giỏi toàn diện, đặc biệt, em đã đỗ vào Khoa Tiếng Anh của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội với số điểm cao.

Hoàng Thị Lìn - Sinh viên Trường Đại học sư phạm Hà Nội
Hoàng Thị Lìn - Sinh viên Trường Đại học sư phạm Hà Nội

Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ đều làm nông nên cuộc sống quanh năm vất vả. Tuy nhiên, Hoàng Thị Lìn là người may mắn khi được gia đình tạo mọi điều kiện tốt nhất để đi học.

Dẫu vậy, con đường đến trường của Lìn thật nhiều vất vả. Ngay từ mẫu giáo, Hoàng Thị Lìn đã phải xa bố mẹ để đến trường học nội trú (trường cách nhà 30km). Khi học tiểu học, rồi cấp hai, con đường từ nhà tới trường ngày càng xa hơn. Vẫn đôi chân ấy, vẫn con đường đất ấy, em đã nỗ lực hết mình trong học tập và luôn là học sinh giỏi các năm. Những năm học THCS, em đã tham gia các cuộc thi học sinh giỏi do huyện tổ chức và nhận được nhiều giải thưởng khác nhau.

Khi lên cấp ba, em phải xa gia đình nhiều tháng trời, bởi từ trường về nhà hơn 200km. Có những dịp lễ, bạn học đều được về với gia đình, còn em phải ở lại trường vì nhà quá xa. Ở ngôi trường nội trú, em phải tập làm quen với cuộc sống tự lập, tự chủ mọi việc. Mỗi lúc nhớ nhà, em lại quyết tâm cố gắng học thật tốt để bố mẹ vui lòng. Sự cố gắng ấy đã được đền đáp xứng đáng, Năm lớp 10, em là một trong 02 học sinh trong tỉnh vinh dự nhận được học bổng Vừ A Dính. Đây là một phần thưởng vô cùng cao quý và ý nghĩa với em, gia đình và nhà trường. Kể từ đó trở đi, mọi chi phí học tập suốt 3 năm THPT và 4 năm đại học sẽ được Quỹ Vừ A Dính chi trả, giảm bớt phần nào gánh nặng chi cho em và gia đình.

Hoàng Thị Lìn (đứng thứ 2 từ bên trái) tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa
Hoàng Thị Lìn (đứng thứ 2 từ bên trái) tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa

Trong kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Hoàng Thị Lìn là một trong số ít học sinh được tỉnh Thanh Hóa tuyên dương vì được điểm cao (trên 24 điểm). Em đỗ vào Khoa Tiếng Anh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội với ước mơ là cô giáo dạy tiếng Anh. Nói về lí do chọn ngành học của mình, em vui vẻ chia sẻ: “Em muốn học thật tốt để về quê hương dạy tiếng Anh cho các bạn nhỏ nơi đây, bởi quê em, học sinh chịu bao nỗi thiệt thòi, em muốn bù đắp lại những thiếu thốn ấy...”.

Nói về học trò của mình, cô Bùi Thị Ngọc Hà (giáo viên trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa) tự hào: Gia đình em Hoàng Thị Lìn có hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng em luôn cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, được bạn bè, thầy cô tin yêu, mến phục. Suốt 3 năm làm giáo viên chủ nhiệm, tôi chưa hề phải nhắc nhở em về học tập. Em luôn ý thức phấn đấu và luôn dẫn đầu lớp về mọi hoạt động và học tập. Với nghị lực của bản thân, tôi tin rằng em sẽ tiếp tục thành công trên con đường học tập..."

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.