Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng

PV - 22:24, 29/03/2019

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 diễn ra sáng ngày 29/3 tại Bình Định. Tham dự Hội nghị có ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương là thành viên Ban chỉ đạo và 12 địa phương.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm phân xưởng chế biến gỗ của Công ty Tiến Đạt, tỉnh Bình Định. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm phân xưởng chế biến gỗ của Công ty Tiến Đạt, tỉnh Bình Định. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện năm 2018 và kế hoạch triển khai năm 2019 của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020. Theo báo cáo tại Hội nghị, sau 3 năm thực hiện Chương trình (2016 - 2018), có 4/16 nhiệm vụ đã về đích trước 2 năm so với nhiệm vụ đề ra, gồm: Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản; năng suất rừng trồng bình quân hằng năm; tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành; 5/16 nhiệm vụ đạt trên 90% so với nhiệm vụ đề ra, gồm: Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc; diện tích rừng suy thoái được phục hồi; trồng rừng thâm canh; khoanh nuôi tái sinh rừng và chuyển hóa rừng sang kinh doanh gỗ lớn; 7/16 nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, gồm: Giảm diện tích rừng bị thiệt hại; giảm số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; diện tích rừng đặc dụng tăng thêm…

Bên cạnh những kết quả đạt được, do nhiều nguyên nhân, quá trình thực hiện Chương trình còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục có hiệu quả trong thời gian tới. Đó là vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, việc vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ vẫn xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do sự vào cuộc của chính quyền một số địa phương còn chưa quyết liệt, nhất là tại một số vùng trọng điểm phá rừng như Điện Biên, Bắc Kạn, các tỉnh Tây Nguyên.

Kết quả trồng rừng tập trung không đồng đều giữa các vùng, một số vùng có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhưng kết quả phát triển rừng còn thấp, như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Việc trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, quỹ đất trồng rừng ngày càng khó khăn, đòi hỏi chi phí cao, trong khi vốn đầu tư từ ngân sách được các địa phương bố trí không tương xứng.

Sau khi ghi nhận nhưng kết quả nổi bật trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, cũng như chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh mục tiêu của công tác bảo vệ, phát triển rừng trong thời gian tới. Theo đó, năm 2019 phải đưa độ che phủ rừng đạt 41,85%, bảo đảm tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,5%-6%, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 10,5 tỷ USD; tiếp tục duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng.

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung thực hiện hai nhóm giải pháp lớn là bảo vệ rừng và thúc đẩy sản xuất, phát triển rừng. Đối với nhóm giải pháp bảo vệ rừng, Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác...

Kết luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.