Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hoắc hương phòng chữa bệnh tiêu hóa

Như Ý - 10:14, 29/03/2021

Hoắc hương còn có tên khác là quảng hoắc hương, thổ hoắc hương… có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau, lại có tác dụng hạ nhiệt... Sau đây là một số bài thuốc hay, hiệu quả có sử dụng hoắc hương cho bà con tham khảo.

Hoắc hương được sử dụng khá phổ biến nhưng rất ít ai biết hết đầy đủ về công dụng và giá trị chữa bệnh mà nó đem lại.
Hoắc hương được sử dụng khá phổ biến nhưng rất ít ai biết hết đầy đủ về công dụng và giá trị chữa bệnh mà nó đem lại.

Trị thổ tả trong mùa nắng: Hoạt thạch sao 80g, hoắc hương 10g, đinh hương 2g. Tán bột, mỗi lần uống 4-8g, uống với nước cơm (lấy lúc nấu cơm đang sôi).

Trị hoắc loạn thổ tả: Trần bì (bỏ ruột trắng), lá hoắc hương (sạch đất) lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 20g, đổ 1,5 chén nước, sắc còn 7 phân, uống ấm, không kể số lần, đến lúc khỏi mới thôi

Trị sốt rét: Cao lương khương (riềng khô) 20g, hoắc hương 20g, tất cả tán bột, chia làm 4 phần, mỗi phần đổ 1 bát ăn cơm nước sắc còn 1 chén nhỏ, uống ấm, chưa đỡ uống tiếp.

Trị hôi miệng: Hoắc hương rửa sạch, sắc nước, thường xuyên ngậm súc.

Trị trẻ em nha cam lở loét chân răng, chảy máu mủ, hôi miệng, sưng mồm: Thổ hoắc hương, thêm một ít khô phàn tán bột, xát chân răng.

Trị thai khí bất an, khí bế, thăng giáng không được, nôn ụa nước chua: Hoắc hương, hương phụ, cam thảo đều 8g, tán bột, mỗi lần uống 8g, thêm chút muối ăn, đổ nước nấu sôi vài dạo rồi uống.

Trị mụt lở rỉ chảy nước: Lá hoắc hương, tế trà (chè vụn) đồng cân lượng, đốt ra tro, hòa dầu phết trên lá dán lạ vào mụt.

Trị vết thương chảy máu: Thổ hoắc hương, long cốt tán bột, đắp lên vết thương, băng lại.

Chữa ăn không tiêu, sôi bụng, đau bụng: Hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi đào sao cháy 6g. Tất cả tán thành bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nước chè nóng trước bữa ăn nửa giờ. Ngày uống 3 lần.

Chữa tiêu chảy: Hoắc hương 12g; nụ sim 8g, sao; đậu ván trắng 8g; sa nhân 8g, mộc hương 8g, cát căn 12g; cam thảo 4g; vỏ rộp ổi 8g; gừng nướng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa cảm, sốt, ho, đau nhức: Hoắc hương 6g, tía tô 6g, hương nhu 6g, lá chanh 8g, cam thảo đất 8g, chua me đất 10g, gừng 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa phát ban: Hoắc hương, hậu phác, trần bì, bồ bồ (nướng), mỗi vị 50g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống nửa thìa cà phê.

Kiêng kỵ: Thuốc này có tính chất khô háo, làm tổn hại phần âm, hao khí, người thể âm hư mà không bị thấp và người yếu dạ sinh nôn không dùng./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.