Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hòa cùng điệu dân ca "K'cheo"

PV - 10:17, 12/08/2022

Tháng 8 này, đến với núi rừng Bắc Trà My, bạn sẽ được thưởng thức các đội cồng chiêng tranh tài qua lễ hội cồng chiêng. Đây cũng là một trong những cách mà huyện Bắc Trà My khuyến khích đồng bào lưu giữ văn hóa truyền thống.

Già làng, nghệ nhân Hồ Văn Dinh - người truyền thụ cảm hứng, đam mê với cồng chiêng và truyền nghề cho nhiều lớp người trẻ ở Bắc Trà My
Già làng, nghệ nhân Hồ Văn Dinh - người truyền thụ cảm hứng, đam mê với cồng chiêng và truyền nghề cho nhiều lớp người trẻ ở Bắc Trà My

“Cồng chiêng như một phần máu thịt giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, gắn bó với đời sống, lao động, văn hóa truyền thống của đồng bào Co. Hôm nay không lưu giữ, không truyền lại, thì đời sau không còn người biết đến những làn điệu dân ca “K’cheo” của dân tộc mình nữa”. Đó là lời trăn trở của già làng, nghệ nhân Hồ Văn Dinh (xã Trà Bui).

Khi huyện, xã hành động để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của bản làng vùng cao, thì già Dinh trở thành người truyền nghề hăng say. Dưới sự dẫn dắt của già Dinh cùng những người đi trước, đội cồng chiêng của xã Trà Bui dần được bổ sung lực lượng trẻ, ngày càng phát triển đến từng thôn, bản.

Những dịp lễ hội, mừng ngày lễ, tết, tiếng cồng chiêng lại rộn rã ngân vang. Làn điệu dân ca “K’cheo” như thanh âm của núi rừng, như tiếng sông tiếng núi, hát về cuộc sống của người dân... vang vọng qua nhiều thế hệ.

Nhiều đội cồng chiêng phục vụ sinh hoạt cộng đồng và du lịch đã ra đời bằng sự truyền nghề nhiệt huyết từ người đi trước. Các đội cồng chiêng tại các xã Trà Sơn, Trà Bui, Trà Giáp, Trà Kót... lần lượt ra đời đã đưa tiếng cồng chiêng lan khắp núi rừng Bắc Trà My.

Không chỉ là đội cồng chiêng truyền thống với người lớn tuổi, những đội cồng chiêng trẻ trong trường học cũng đã tiếp tục nối nghề cha ông. Bốn đội cồng chiêng dân tộc Co, Ca Dong đã ra đời dưới các mái trường THPT, THCS. Người trẻ lại nối tiếp truyền thống, để điệu cồng chiêng được lưu giữ qua năm tháng cùng rừng núi.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS được huyện Bắc Trà My xem là nhiệm vụ quan trọng.

Ông Lê Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, đồng bào các DTTS địa phương còn lưu giữ những nghi lễ, nét sinh hoạt đặc trưng như nghi lễ phục dựng cây nêu và bộ guu, lễ cầu mưa, lễ cúng lúa mới, cúng máng nước, cúng rừng, điệu múa cà đáo, đấu chiêng đôi, hát dân ca “K’cheo”, hát a giới, hát xà ru… Đây là những nét văn hóa truyền thống cần được lưu giữ bằng trách nhiệm cộng đồng, bên cạnh sự trợ lực của Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.