Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Văn Hoa - 11:24, 11/10/2024

Ngày 09/10, tại Nhà văn hoá huyện Lạc Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát”cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Các đại biểu tham dự Lễ phát động
Các đại biểu tham dự Lễ phát động

Dự Lễ phát động có ông Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo tỉnh Hòa Bình; ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo thống kê, tính đến ngày 23/9/2024, tỉnh Hòa Bình còn 20.306 hộ nghèo, với 6.362 hộ đang ở nhà tạm, nhà dột nát, trong đó có 3.194 hộ có nhu cầu cấp bách về nhà ở. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua "Xoá nhà tạm, nhà dột nát” trong phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận nguồn phân bổ của Trung ương MTTQ Việt Nam và nguồn ủng hộ của 9 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền 43,6 tỷ đồng. 

Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, đã có 50 đơn vị trong và ngoài tỉnh ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo", với tổng số tiền trên 37,38 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ, toàn tỉnh đã trích và xây dựng mới 221 căn nhà đại đoàn kết trị giá hơn 11 tỷ đồng cùng nhiều hoạt động an sinh xã hội khác.

Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình trao phân bổ nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình trao phân bổ nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh

Phát biểu phát động đợt thi đua cao điểm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh nhấn mạnh: "Lễ phát động hôm nay thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân chung sức, đồng lòng, thi đua cao điểm 450 ngày đêm, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nay đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình".

Phát biểu kêu gọi tại Lễ phát động, ông Bùi Văn Luyến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình đề cao truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam. Với mong muốn các hộ nghèo có được căn nhà vững chãi, ổn định để cải thiện điều kiện sống, phát triển sản xuất, kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình tha thiết kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài tỉnh chung tay, góp sức ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo” và tham gia chương trình "Xóa nhà tạm, nhà dột nát”.

Tại Lễ phát động, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long nhấn mạnh: Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ quỹ xóa nhà tạm được 43,6 tỷ đồng; phân bổ hỗ trợ xây mới 492 nhà, với tổng trị giá 24,6 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn hơn 20.000 hộ nghèo, với hơn 6.362 hộ đang ở nhà tạm, nhà dột nát, trong đó có 3.194 hộ đang có nhu cầu cấp bách về nhà ở. 

"Với quyết tâm cao nhất đến hết năm 2025 sẽ giúp cho 3.194 hộ này được ở trong những ngôi nhà mới, khang trang hơn, bền chắc hơn; trong điều kiện tỉnh Hòa Bình vẫn còn nhiều khó khăn, không thể bố trí 100% từ nguồn ngân sách nhà nước, do vậy rất cần huy động thêm từ nguồn lực xã hội hóa", Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long chia sẻ.

Lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo tại huyện Lạc Sơn.
Lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo tại huyện Lạc Sơn

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long kêu gọi các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và toàn xã hội cùng chung tay chăm lo cho người nghèo, phát huy tinh thần tương thân tương ái, nhường cơm, sẻ áo, lá lành đùm lá rách; ai có ít góp ít, ai có nhiều góp nhiều, ai có của giúp của, ai có công giúp công; những đóng góp dù nhỏ nhất cũng đều đáng trân trọng.

Cả hệ thống chính trị cần xác định việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ chính trị cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp. Đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh sớm ban hành đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát, trong đó, xác định rõ đối tượng, thứ tự ưu tiên, nguồn lực bảo đảm, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị.

Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình giao Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phân bổ kinh phí đủ cho 10 huyện, thành phố; giao các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể phải triển khai xong trước ngày 31/12/2024 để Nhân dân có nhà mới đón Tết cổ truyền của dân tộc…

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho người nghèo do Chủ tịch UBND tỉnh phát động và Lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tại Lễ phát động đã có 39 doanh nghiệp, tổ chức ủng hộ, với tổng số tiền trên 4,2 tỷ đồng.

Từ nguồn kinh phí ủng hộ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quyết định phân bổ 240 nhà cho 8 huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lương Sơn và TP. Hòa Bình; phân bổ 140 nhà cho huyện: Lạc Sơn, Đà Bắc. Định mức phân bổ 50 triệu đồng/hộ...

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.