Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hòa Bình: Người có uy tín thường xuyên được cung cấp thông tin

Hoài Dương - 10:25, 18/12/2019

Để giúp đội ngũ Người có uy tín phát huy tốt vai trò trong tuyên truyền, vận động Nhân dân, tỉnh Hòa Bình đã đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức thông qua các lớp tập huấn. Qua đó, đội ngũ Người có uy tín của tỉnh đã được tiếp cận những thông tin đầy đủ, chính xác nhất về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Hòa Bình (tháng 9/2019).
Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Hòa Bình (tháng 9/2019)

Ông Lò Văn Quang, Người có uy tín xã Thung Khe, huyện Mai Châu (Hòa Bình) chia sẻ: Tham gia các lớp tập huấn dành cho Người có uy tín, chúng tôi không chỉ được nghiên cứu, học tập, trao đổi về những kiến thức cơ bản về kỹ năng tuyên truyền, một số văn bản về chính sách đối với Người có uy tín. Qua các lớp tập huấn Người có uy tín còn được giải đáp các vấn đề vướng mắc, được bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình.

“Ngoài ra, chúng tôi còn được cung cấp thông tin, kiến thức quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc và các chính sách dân tộc được thực hiện trên địa bàn vùng đồng bào DTTS”, ông Quang cho biết.

Được biết, toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 1.631 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, từ năm 2016 đến năm 2018, Ban Dân tộc đã tổ chức 9 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức với 389 lượt Người có uy tín tham gia; phối hợp với Ban Dân tộc - Bộ Công an, thực hiện tổ chức cho 50 lượt Người có uy tín tham gia tập huấn về công tác tuyên truyền, phòng chống ma túy. Từ năm 2015 đến nay, UBND các huyện Tân Lạc, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Châu đã tổ chức 7 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và cung cấp thông tin cho hơn 700 lượt Người có uy tín.

Bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình cho biết, với thời gian 2 ngày/lớp, Người có uy tín tham dự tập huấn được truyền tải các chuyên đề sát thực với địa phương, phù hợp với trình độ của Người có uy tín như các chuyên đề: Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, vai trò của đội ngũ Người có uy tín; Kỹ năng và công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng nông thôn mới; Trao đổi, thảo luận và giải đáp các vấn đề liên quan.

“Các lớp tập huấn đã giúp Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh có cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng nhau thi đua phát triển kinh tế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, phòng chống các tệ nạn xã hội... Đồng thời giữ gìn và bảo tồn các nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Chung sức xây dựng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá mới trong khu dân cư. Qua đó, nâng cao vị trí, vai trò quan trọng của Người có uy tín trong cộng đồng dân cư”, bà Thảo khẳng định.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình cũng chia sẻ, Hòa Bình là tỉnh miền núi hiện còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí đầu tư để mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín còn hạn chế. Do vậy, Hòa Bình kiến nghị Trung ương cấp bổ sung kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho Người có uy tín tương ứng với số Người có uy tín được phê duyệt trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.