Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hòa Bình: Nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn

PV - 11:07, 23/07/2019

Năm học 2018-2019, Hòa Bình đã đặc biệt quan tâm, tập trung nhiều giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Đặc biệt là giáo dục học sinh dân tộc ở các cấp học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ảnh TL Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ảnh TL

Mới đây, có dịp trở lại Hòa Bình, chúng tôi được thầy giáo Nguyễn Văn Hiển, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã chia sẻ nhiều nội dung xung quanh đến giáo dục vùng DTTS. Năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), gồm 2 trường Tiểu học, 5 trường THCS, 6 trường TH&THCS với tổng số 2.477 học sinh, trong đó có 1.745 học sinh được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh theo quy định đối với các trường PTDTNT. Đảm bảo tuyển sinh đúng đối tượng, đúng quy mô đơn vị và đảm bảo công bằng thông qua hình thức thi và xét tuyển.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được củng cố cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học vùng dân tộc. Chế độ chính sách đối với các em học sinh đã từng bước đáp ứng và giải quyết được những khó khăn đối với học sinh DTTS, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có nơi ăn, chốn ở, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS và miền núi.

Trong năm học, toàn tỉnh đã nhận được hàng tỷ đồng và hàng ngàn ngày công lao động tu sửa trường lớp, làm nhà ở cho cán bộ giáo viên, mua sắm trang thiết bị dạy học từ các nguồn kinh phí xã hội hoá của các địa phương. Trong đó, phải kể tới sự đóng góp quý giá của Công ty TNHH Sân gôn Phượng Hoàng. Trong 9 năm kể từ 2010 đến 2019, Công ty đã trao 2.600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó với tổng số tiền: 4 tỷ 550 triệu đồng.

Thời gian qua, ngành Giáo dục Hòa Bình đã triển khai nhiều mô hình hay, các hoạt động ngoại khóa với chủ đề phong phú nhằm lôi cuốn, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, đam mê của học sinh, sinh viên như: Tổ chức Hội thi văn nghệ các Trường PTDTNT; thi “Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình”, thi vẽ tranh theo chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương”...

Để thuận lợi cho việc giao tiếp dạy và học, tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh bồi dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ giáo viên. Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường, đặc biệt là các trường ở vùng DTTS và miền núi, khuyến khích mỗi cán bộ, giáo viên, đăng ký tự học một thứ tiếng dân tộc, học tiếng nói để phục vụ giao tiếp với học sinh.

Bên cạnh đó, việc dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc theo hướng tích hợp vào các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo môi trường giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Tiêu biểu như xây dựng môi trường giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh thông qua mô hình Nông trại trường học tại Trường Tiểu học Pà Cò, huyện Mai Châu; Mô hình trường học gắn với bản sắc văn hóa địa phương tại Trường Tiểu học thị trấn Mai Châu…

Với những giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tiễn địa phương, sau một năm triển khai “Năm giáo dục vùng khó khăn”, vùng dân tộc, miền núi, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình đã tạo ra bước đột phá mới để hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn.

Minh chứng ở xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc là một trong những xã thuộc vùng hồ sông Đà. Tại Trường Tiểu học Hiền Lương có gần 200 học sinh, chủ yếu là người dân tộc Mường và Dao. Trước đây, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng sau khi triển khai thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn”, Trường đã được Phòng GD&ĐT huyện đầu tư bàn, ghế đúng quy chuẩn, lắp đặt máy vi tính, hòa mạng Internet giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học cho giáo viên và học sinh... Vì vậy, công tác dạy, học tại Trường Tiểu học Hiền Lương đã từng bước khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

TUẤN TRÌNH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.