Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hòa Bình: Huyện Mai Châu khẩn cấp di dời 35 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm về sạt lở

Văn Hoa - 10:59, 24/09/2024

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Mai Châu (Hòa Bình), trong quá trình rà soát tình hình sạt lở trên địa bàn huyện Mai Châu đã phát hiện vết nứt rộng 50cm, dài 70m tại đồi trên nhà hộ dân tại xóm Thanh Mai, xã Vạn Mai. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện đã vận động người dân và hỗ trợ di dời về nơi trú ẩn an toàn.

Vết nứt gãy và cung sạt trượt này trực tiếp ảnh hưởng đến 35 hộ với 135 nhân khẩu (Ảnh TL)
Vết nứt gãy và cung sạt trượt này trực tiếp ảnh hưởng đến 35 hộ với 135 nhân khẩu

Theo đó, vào trưa 23/9, sau khi phát hiện tại khu vực đồi luồng phía sau nhà một số hộ dân xóm Thanh Mai, xã Vạn Mai có điểm sạt lở đất vào nhà các hộ dân, Ban quản lý xóm đã báo cáo UBND xã để tiến hành kiểm tra, xem xét. Qua kiểm tra, Tổ công tác của xã, xóm đã phát hiện khu vực đồi phía sau nhà các hộ dân có nhiều vết nứt kéo dài. Trong đó, có một vết nứt gãy tạo ra cung sạt lở mới có chiều dài khoảng 120m, chiều rộng từ 40 - 70cm, độ sâu vết nứt có điểm lên đến 1,4m. Khoảng cách từ vết nứt đến hộ dân gần nhất khoảng 40m.

Đoàn thanh niên, các lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di chuyển tài sản
Đoàn thanh niên, các lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di chuyển tài sản

Cùng với đó, tại khu vực này cũng xuất hiện một số điểm sạt lở đất vào nhà các hộ dân. Vết nứt gãy và cung sạt trượt này trực tiếp ảnh hưởng đến 35 hộ với 135 nhân khẩu và có nguy cơ rất cao về sạt lở đất nguy hiểm trong điều kiện thời tiết tiếp tục mưa lớn kéo dài.

Ngay sau khi nhận được tin báo, các ngành chức năng của tỉnh và UBND huyện Mai Châu đã có mặt tại hiện trường khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó. UBND huyện Mai Châu đã huy động lực lượng Công an, quân sự huyện phối hợp với lực lượng tại chỗ tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ các hộ sơ tán ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm. Tính đến 16h ngày 23/9, toàn bộ người dân ở trong khu vực ảnh hưởng có nguy cơ sạt lở cao đã được hỗ trợ di chuyển về nơi tránh trú an toàn.

Tính đến 16h ngày 23/9, toàn bộ người dân ở trong khu vực ảnh hưởng có nguy cơ sạt lở cao đã được hỗ trợ di chuyển về nơi tránh trú an toàn.
Tính đến 16h ngày 23/9, toàn bộ người dân ở trong khu vực ảnh hưởng có nguy cơ sạt lở cao đã được hỗ trợ di chuyển về nơi tránh trú an toàn

Cùng với di chuyển người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, UBND huyện Mai Châu yêu cầu các đơn vị chức năng bố trí lực lượng canh gác, bảo vệ tài sản, hàng hóa cho người dân trong khi chưa thể di chuyển. Đồng thời, tổ chức lực lượng canh gác không cho người dân quay lại nhà và không cho người, phương tiện qua lại khu vực cảnh báo mất an toàn. Đối với khu vực có nguy cơ sạt lở, cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh sẽ báo cáo lãnh đạo tỉnh xem xét, nghiên cứu phương án xử lý.

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Mai Châu, đến chiều tối 23/9, người dân và lực lượng chức năng địa phương tiếp tục phát hiện 1 vết nứt mới ở phía khu vực đồi gần với vết nứt được phát hiện vào buổi sáng cùng ngày.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.