Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trang địa phương

Hoà Bình (Bạc Liêu): Đẩy mạnh các phong trào thi đua, đưa công tác dân tộc lên tầm cao mới

P. Nam - N. Tâm - 00:00, 23/06/2024

Chiều 21/6, đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Hoà Bình (tỉnh Bạc Liêu) lần thứ IV - năm 2024. Đây là địa phương được tỉnh chọn tổ chức điểm cấp huyện, để rút kinh nghiệm cho các đơn vị tiếp theo. Tham dự có ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024, ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo, Phó Ban Chỉ đạo Thường trực, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh. Cùng tham dự có các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh, Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là sự có mặt của 150 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 15.200 người DTTS trên địa bàn huyện Hoà Bình.

Các đại biểu tham dự Đại hội điểm cấp huyện lần thứ IV - năm 2024 của tỉnh Bạc Liêu
Các đại biểu tham dự Đại hội điểm cấp huyện lần thứ IV - năm 2024 của tỉnh Bạc Liêu

Theo báo cáo chính trị, huyện Hòa Bình có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, trên địa bàn huyện có 3.437 hộ với 15.210 nhân khẩu DTTS và 12,65% dân số toàn huyện. Trong đó, dân tộc Khmer là 3.324 hộ với 14.718 khẩu, chiếm 12,24 %, còn lại các dân tộc khác.

Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ III của huyện, trong 5 năm qua, tổng giá trị sản xuất ở khu vực có đông đồng bào DTTS nói riêng và toàn huyện nói chung tăng bình quân hằng năm 7,36%; cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tăng tỷ trọng trong công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giảm khá nhanh từ 1.829 hộ (năm 2019) còn 677 hộ (năm 2023); nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội được giải quyết kịp thời, thỏa đáng; tình hình chính trị ổn định, an ninh-quốc phòng được đảm bảo; phát huy được sự đoàn kết dân tộc; bản sắc văn hóa các dân tộc được duy trì và phát triển.

Ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024 phát biểu chỉ đạo Đại hội
Ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024 phát biểu chỉ đạo Đại hội

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024 cho biết, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2023 đạt 82,45 triệu đồng/người/năm, tăng 32,21 triệu đồng so với năm 2019. Trong năm 2024, huyện đang phấn đấu đạt 95 triệu đồng/người/năm...Tuy nhiên, công tác dân tộc của tỉnh nói chung, huyện Hòa Bình nói riêng vẫn còn nhiều thách thức đan xen, đó là đời sống của một bộ phận đồng bào DTTS còn gặp không ít khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS còn cao, chiếm 39,4% so với hộ nghèo toàn huyện. Chất lượng nguồn nhân lực so với mặt bằng chung còn thấp, hiệu quả công tác đào tạo nghề chưa được như mong muốn; một số loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống có nguy cơ bị mai một. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý là người DTTS còn thiếu.... 

"Các đại biểu cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt làm sâu sắc hơn các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân tộc được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần VII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), cụ thể là: “Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị”.” Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Huyện uỷ huyện Hoà Bình đã tặng bức trướng đến Đại hội Đại biểu các DTTS
Huyện uỷ huyện Hoà Bình đã tặng bức trướng đến Đại hội Đại biểu các DTTS

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, để chủ động sáng tạo thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn, cấp ủy và chính quyền các cấp cần nghiên cứu, vận dụng các chính sách, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn huyện. Lồng ghép các chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa bàn và của mỗi dân tộc, tiếp tục huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển giúp đỡ các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo bền vững...

ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo, Phó Ban Chỉ đạo Thường trực, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh trao Giấy khen đến các tập thể và cá nhân
Ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo, Phó Ban Chỉ đạo Thường trực, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh trao Giấy khen đến các tập thể và cá nhân

“Huyện cần tiếp tục quan tâm xây dựng lực lượng cốt cán, các vị chức sắc, chức việc, Người có uy tín trong vùng đồng bào các dân tộc, vùng có đạo để tập hợp tín đồ xây dựng cuộc sống, thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo”. Đồng thời, quan tâm củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng hệ thống chính trị gắn với xây dựng xã, phường vững mạnh toàn diện; Quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS bảo đảm nơi có đông đồng bào dân tộc thì cơ cấu cán bộ chủ chốt phải có người DTTS...; Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Nhân rộng các mô hình những gương điển hình tiên tiến, lao động giỏi và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào DTTS nhằm đưa công tác dân tộc lên tầm cao mới như Nghị quyết của Đại hội đã đề ra”, ông Ngô Vũ Thăng nhấn mạnh.

Đại hội đã bầu 26 đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.

Tại Đại hội cũng đã có nhiều tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen và Giấy khen các cấp./.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.