Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Hỗ trợ đồng bào DTTS thích ứng với biến đổi khí hậu

PV - 14:45, 21/05/2018

Mới đây, Bình Định cùng với 4 tỉnh duyên hải miền Trung, được chọn tham gia Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (DA SCRIEM).

Đây là cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.

Một dự án nhân văn

Các tỉnh được DA hỗ trợ gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Đây là những tỉnh có tỉ lệ người dân sinh sống tại khu vực nông thôn khá cao (khoảng 69%), với 56% liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Tỉ lệ nghèo đói tại 5 tỉnh là 20% (cả nước là 11%), và của đồng bào DTTS nói chung là 56%.

Việc triển khai DA SCRIEM sẽ cải thiện đáng kể hạ tầng giao thông vùng DTTS (trong ảnh, vì không có đường, học sinh làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, Vân Canh vẫn phải lội suối đến trường). Việc triển khai DA SCRIEM sẽ cải thiện đáng kể hạ tầng giao thông vùng DTTS (trong ảnh, vì không có đường, học sinh làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, Vân Canh vẫn phải lội suối đến trường).

 

Theo ông Hoàng Văn Xô, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Ủy ban Dân tộc), kiêm Trưởng ban quản lý DA SCRIEM, các nhóm đồng bào DTTS ở 5 tỉnh, chủ yếu sống tại các huyện miền núi, địa hình khó khăn, hiểm trở và cách xa trung tâm kinh tế của tỉnh, ít được tiếp cận cơ hội kinh tế và các dịch vụ xã hội, nên tỉ lệ nghèo cao hơn. 5 tỉnh nói trên cũng là những địa bàn bị ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu, cộng đồng đồng bào DTTS dễ bị tổn thương. Dự án SCRIEM dự kiến sẽ được thực hiện tại 15 tỉnh có đông đồng bào DTTS trong thời gian từ năm 2019-2023, trong đó giai đoạn I sẽ được triển khai thực hiện tại 5 tỉnh nói trên.

Mục tiêu của dự án gồm: Nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) vùng đồng bào DTTS; cải thiện hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển tổng hợp; tăng cường quy trình quản lý phân cấp công trình công cộng… DA sẽ nâng cấp và xây dựng mạng lưới giao thông tại các huyện miền núi (bao gồm cầu, cống, hệ thống thoát nước, kè); xây dựng, nâng cấp, khôi phục hoặc kiên cố hóa hệ thống cung cấp nước sinh hoạt nông thôn đủ chất lượng cho các hộ gia đình, cơ sở sản xuất và dịch vụ, nhằm tăng cường khả năng thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan.

Ông David Salter, chuyên gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, tổng nguồn vốn của DA là 170 triệu USD, trong đó, vốn vay của ADB và viện trợ không hoàn lại là 150 triệu USD; vốn đối ứng 20 triệu USD. DA sẽ được thực hiện theo cơ chế phân cấp triệt để cho chính quyền địa phương và được yêu cầu tham vấn rộng rãi tới người dân vùng hưởng lợi dựa trên bài học quản lý của các DA ADB đã thực hiện thành công tại Việt Nam và các nước thành viên ADB.

Cải thiện hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Theo ông Trần Quốc Lại, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định cho hay, UBND tỉnh đề xuất tham gia 7 tiểu DA thuộc DA SCRIEM, tổng kinh phí khoảng 52,3 triệu USD; tập trung vào các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, phòng vệ xâm thực bờ sông, bờ biển và lũ lụt tại 3 huyện miền núi là Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão và 2 huyện trung du Hoài Ân, Tây Sơn, với nhiều hạng mục đầu tư phát triển hạ tầng vùng đồng bào DTTS.

Đáng chú ý như tiểu DA nâng cấp hệ thống đường GTNT liên xã phục vụ đồng bào DTTS huyện Vân Canh, gồm xây dựng đường GTNT từ xã Canh Hiệp qua đèo Nha Sam đến làng Canh Tiến - xã Canh Liên; nâng cấp đường GTNT đến làng Canh Giao; xây dựng cầu qua sông Hà Thanh đi đến làng Suối Mây… Huyện An Lão thực hiện tiểu DA thủy lợi, cấp nước sạch, phòng vệ xâm thực bờ sông. Còn tại huyện Vĩnh Thạnh sẽ xây dựng, nâng câp hệ thống GTNT tại các xã: Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo; xây dựng hệ thống đường, cầu tại xã Vĩnh Quang, thị trấn Vĩnh Thạnh; xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho 4 làng: O3, O5, Đăk Tra, K6 thuộc xã Vĩnh Kim...

Những dự án này sẽ góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông nối các vùng khó khăn, giúp đồng bào DTTS thuận tiện trong việc đi lại. Anh So Ước, một người dân ở làng Canh Tiến, xã Canh Liên, Vân Canh, phấn khởi cho hay: “Dù mới nghe nói về việc tài trợ mở đường nhưng bà con trong làng ai nấy cũng vui mừng. Có đường, bà con sẽ thoát khỏi cảnh “biệt lập”, đời sống chắc chắn sẽ khấm khá hơn”.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.