Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hỗ trợ cho Người cao tuổi khởi nghiệp: Tại sao không?

PV - 10:44, 17/05/2019

Khởi nghiệp là vấn đề đã quen thuộc trong thời gian gần đây, nhưng mới chỉ tập trung ở nhóm trẻ. Vậy với Người cao tuổi (NCT) có thể khởi nghiệp được không và chính sách nào để hỗ trợ NCT khởi nghiệp? Đây là vấn đề không kém phần quan trọng khi nước ta đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số.

NCT làm kinh tế giỏi không chỉ làm giàu cho gia đình, địa phương mà còn “giảm tải” cho an sinh xã hội. (Ảnh minh họa) NCT làm kinh tế giỏi không chỉ làm giàu cho gia đình, địa phương mà còn “giảm tải” cho an sinh xã hội. (Ảnh minh họa)

“Gừng càng già càng cay”

Năm Kỷ Hợi 2019 là năm thứ 15, ông Sùng Sái Tòng, 70 tuổi, dân tộc Mông, ở bản Mô Cổng, xã Phổng Lái (Thuận Châu, Sơn La) “giữ chức” chủ của một trang trại lớn nhất, nhì xã. Ngoài nhận khoán 130ha đất trồng và bảo vệ rừng, ông còn có 10ha cây sơn tra, 3ha cây sa nhân dưới tán rừng, 2ha chanh leo, nuôi hàng chục con bò, lợn và hàng trăm con gà, ngan, vịt, 1.000m2 ao cá… Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí, ông thu về khoảng 350 triệu đồng.

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp của mình, ông Tòng cho biết, năm 2004, ở tuổi 55, đang làm Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lái, ông về hưu, rồi được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội NCT bản Mô Cổng. Với suy nghĩ, về hưu không chỉ “sống vui, sống khỏe” mà phải “sống có ích”, ông Tòng suy tính khởi nghiệp, vừa để làm giàu cho gia đình, vừa đóng góp cho địa phương. Với sự giúp đỡ của địa phương, sự ủng hộ của gia đình, ông Tòng đã khởi nghiệp thành công.

Cũng như ông Sùng Sái Tòng, ông Nguyễn Văn Cận, 65 tuổi, cựu Bí thư Đảng ủy xã Thèn Sin (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) cũng là một tấm gương NCT làm kinh tế giỏi. Sau khi nghỉ hưu, ông Cận đã cùng con cháu tập trung trồng, chăm sóc 10ha rừng, 2ha cây mắc ca, chăn nuôi lợn, doanh thu hằng năm đạt trên 1 tỷ đồng. Hay như ông Chu Go Po, 68 tuổi, dân tộc Hà Nhì, ở Mường Tè (Lai Châu), dù tuổi đã cao nhưng vẫn có thu nhập trên 400 triệu đồng/năm từ việc làm dịch vụ kết hợp trồng thảo quả, sả và chế biến tinh dầu, sản xuất lương thực…

Ông Tòng, ông Cận, ông Po là ba trong hàng trăm nghìn NCT của nước ta đã và đang thể hiện rõ tinh thần “tuổi cao chí càng cao”. Điểm đáng quý là, ngoài làm kinh tế giỏi, hầu hết NCT luôn gắn bó mật thiết với cộng đồng, xã hội, luôn mở rộng vòng tay nhân ái giúp đỡ những người còn khó khăn; quan tâm tạo việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

Theo bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Trung ương Hội NCT Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, điểm nổi bật của những NCT làm kinh tế giỏi là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng, nghị lực, tâm huyết. NCT làm giàu không giới hạn về tuổi tác, có cụ trên 80 tuổi, trên 90 tuổi còn sức khỏe còn lao động, còn trí tuệ còn tính kế khai thác tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, gia đình, bản thân để phát triển kinh tế, đầu tư khá toàn diện trên các lĩnh vực công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ... phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức và khả năng quản lý điều hành.

Cần thêm “cú hích”

Ngày càng có nhiều NCT tham gia khởi nghiệp thành công là tín hiệu tích cực để xây dựng một chiến lược tận dụng chất xám và năng lực của NCT. Bởi đây được dự báo sẽ là một lực lượng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số của nước ta.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038, nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên khoảng hơn 21 triệu người, chiếm 20% tổng dân số. Đến năm 2050, tỷ lệ NCT ở nước ta là khoảng 27 triệu người, chiếm 1/4 tổng dân số cả nước. Sự biến động dân số này sẽ tác động bất lợi tới phát triển kinh tế-xã hội.

Do đó, ngay từ lúc này, cùng với việc điều chỉnh chính sách chăm sóc sức khỏe, tuổi nghỉ hưu, lương hưu,… thì các nhà hoạch định chính sách cũng cần phải suy tính thấu đáo những cơ chế “mở” để NCT khởi nghiệp. Trên thực tế, ý tưởng người già khởi nghiệp không phải là xa lạ và nó được coi là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội, quan trọng hơn, để NCT tiếp tục được cống hiến, sống vui, sống khỏe.

Đầu năm 2019, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã đề cập đến một vấn đề được coi là thiết thực khi “đặt hàng” Cục Bảo trợ xã hội nghiên cứu vấn đề khởi nghiệp cho NCT. Ông cho rằng, khi đối mặt với già hóa dân số, lực lượng lớn NCT nếu không biết tận dụng chất xám và năng lực của họ sẽ rất phí.

Việc người đứng đầu ngành Lao động, Thương binh và Xã hội phát động phong trào khởi nghiệp với NCT chắc chắn sẽ là một làn sóng mới cho việc làm giàu, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để NCT mạnh dạn khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công thì cũng còn rất nhiều vấn đề phải bàn, đầu tiên là cần phải có cơ chế chính sách hỗ trợ NCT khởi nghiệp.

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.