Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hỗ trợ bò giống cho đồng bào DTTS nghèo ở Nghệ An: Nhiều ý nghĩa từ một chương trình

PV - 11:58, 18/01/2018

Nhằm mở hướng phát triển chăn nuôi gia súc có sừng tại các vùng miền núi trên địa bàn, những năm qua, từ các nguồn vốn của Trung ương và huy động các nguồn lực xã hội, tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ bò giống, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, vỗ béo bò, nuôi bò sinh sản cho đồng bào nghèo ở các bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Nhờ đó, đồng bào các dân tộc trong tỉnh tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Trong năm 2017, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tổ chức trao 64 con bê giống có giá trị gần 1 tỷ đồng cho 32 hộ đồng bào nghèo ở bản Piêng Cắm, xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong và 32 hộ ở cụm Khe Nóng, bản Châu Sơn, xã Châu Khê, huyện Con Cuông. Kế hoạch sau 3 năm, mỗi hộ được nhận giống sẽ phải bàn giao lại một con bê khác để chính quyền địa phương tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nghèo khác.

Đồng chí Lương Thanh Hải, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An trao bê giống cho các hộ đồng bào ở bản Piêng Cắm, xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong. Đồng chí Lương Thanh Hải, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An trao bê giống cho các hộ đồng bào ở bản Piêng Cắm, xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong.

 

Tại bản Piêng Cắm, xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong, một bản tái định cư theo dự án di dân chống lũ, cuộc sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn với 50/70 hộ nghèo. Tuy nhiên, ở bản có lợi thế về khí hậu mát mẻ, thời tiết ôn hòa, nguồn nước dồi dào, diện tích bãi cỏ rộng lớn… rất thích hợp cho việc chăn nuôi. Theo đó, vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã trao 32 con bê giống hỗ trợ cho 32 hộ đồng bào nghèo ở bản Piêng Cắm nhằm giúp đồng bào có cơ hội được thoát nghèo, tăng gia sản xuất.

Đón nhận những tình cảm và món quà thiết thực từ Ban Dân tộc, anh Vi Văn Cường, Trưởng bản Piêng Cắm, xã Cắm Muộn xúc động nói: Khoảng một tuần nay, đồng bào nghèo ở bản Piêng Cắm dường như mất ăn, mất ngủ, hồi hộp mong sớm đến ngày được nhận những con bò giống của Ban Dân tộc hỗ trợ. Bởi đối với đồng bào, món quà không những có giá trị kinh tế lớn mà còn có ý nghĩa tinh thần rất sâu sắc; là niềm vui, niềm hạnh phúc, mang bao điều hy vọng và ước mơ về một cuộc sống ổn định, tương lai tốt đẹp.

Cũng trong năm 2017, Ban Dân tộc đã tiến hành trao 32 con bê giống sinh sản cho 32 hộ đồng bào ở cụm Khe Nóng, bản Châu Sơn, xã Châu Khê, huyện Con Cuông. Đây là cụm tái định cư được hình thành từ năm 2009; đến nay đã có 41 hộ dân, chủ yếu là người Đan Lai sinh sống. Do chuyển đến nơi ở mới nên cuộc sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn, đặc biệt thiếu vốn và công cụ sản xuất. “Bởi vậy, chương trình hỗ trợ bê giống sinh sản thực sự là món quà thiết thực, ý nghĩa, gây xúc động đối với người dân. Thông qua món quà này, đồng bào có điều kiện chăm sóc, nhân giống, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.…”, đồng chí Kha Văn Thương, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Khê chia sẻ.

Được biết, đây là năm thứ hai, Ban Dân tộc tổ chức cấp bê giống sinh sản cho đồng bào nghèo ở những bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Trước đó vào năm 2016, Ban Dân tộc đã trao 60 con bê giống cho 60 hộ đồng bào ở hai bản: Khe Linh, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn và bản Phà Lõm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương. Đến nay, số bò đã cấp được đánh giá sức khỏe tốt, sức sinh trưởng vượt trội, khả năng nhân giống cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình và phong tục tập quán của địa phương.

VÂN ANH

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.