Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả từ công tác đào tạo nghề ở Điện Biên

PV - 13:50, 29/01/2019

Sau 9 năm thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hàng ngàn lao động sau đào tạo ở Điện Biên đã có việc làm hoặc tự tạo việc làm. Nhờ đó, cuộc sống của một bộ phận lao động nông thôn đã được cải thiện, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Với nghề sửa chữa xe máy, mỗi tháng, Giàng A Bình có thu nhập ổn định khoảng 4-5 triệu đồng. Với nghề sửa chữa xe máy, mỗi tháng, Giàng A Bình có thu nhập ổn định khoảng 4-5 triệu đồng.

Trước đây cuộc sống của gia đình chị Lù Thị Điều, bản Mé, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên vô cùng khó khăn vì đất sản xuất ít, chăn nuôi không hiệu quả do gia súc, gia cầm thường bị chết vì dịch bệnh. Được sự tư vấn của cán bộ xã, năm 2017, chị Điều đăng ký tham gia lớp học chăn nuôi, phòng trị bệnh cho lợn. Sau hai tuần học, chị Điều vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Mường Lay đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống để nuôi lợn thịt. Chị Điều thực hiện chăm sóc, tiêm vắc xin phòng bệnh theo định kỳ nên đàn lợn phát triển tốt. Nuôi lợn gối đàn, từ 3 con lợn ban đầu, đến cuối năm 2018, đàn lợn nhà chị Điều đã có 12 con, trừ chi phí, gia đình chị thu về 60 triệu đồng/năm từ lợn. Nguồn thu từ nuôi lợn cộng với trồng trọt, nuôi thêm gia cầm đã giúp gia đình chị Điều ổn định cuộc sống.

Cùng với 27 người dân trong huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, cuối năm 2017, anh Giàng A Hòa ở thôn Huổi Nụ 1, xã Nà Khoa được tư vấn tham gia học nghề tại Công ty Than Dương Huy thuộc tỉnh Quảng Ninh. Sau 3 tháng ăn ở, học tập, sinh hoạt tập trung, anh Hòa được nhận vào Công ty Than Dương Huy làm công nhân khai thác mỏ với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Có công việc và thu nhập ổn định, anh Huy đã đón vợ con từ quê nhà ra Quảng Ninh lập nghiệp. Vợ anh được Ban Giám đốc Công ty Than Dương Huy bố trí làm tạp vụ ngay tại Công ty với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Anh Huy phấn khởi cho biết: “Nếu không được đào tạo nghề, chắc không bao giờ tôi có được công việc ổn định như hiện nay”.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên cho biết: Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực sự hiệu quả, sát với nhu cầu, nguyện vọng của người dân, hằng năm, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đều chủ động khảo sát nhu cầu học nghề tại các huyện, xã, thôn, bản. Các địa phương sẽ tư vấn cho người dân học những nghề phù hợp, có khả năng tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm để tăng thu nhập. Nhờ đó, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai khá hiệu quả, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Sau 9 năm (2010-2018) triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956, toàn tỉnh Điện Biên có 35.098 lao động được đào tạo nghề. Sau học nghề, có 24.992 lao động có việc làm mới, 894 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng, 921 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; 23.123 lao động tự tạo việc làm. Số lao động có việc làm sau khi học nghề đã góp phần quan trọng giúp 2.101 lao động thoát nghèo và 1.786 lao động có thu nhập khá trở lên.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.