Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả từ áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên đàn bò

PV - 10:34, 19/06/2018

Tại Mèo Vạc (Hà Giang), để giúp người dân nâng cao chất lượng đàn bò, các cán bộ nông nghiệp đã tuyên truyền, hướng dẫn bà con phát triển chăn nuôi theo phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Lò Văn Hành, thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, một trong những hộ gia đình chăn nuôi bò đã áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho biết: “Được cán bộ hướng dẫn, gia đình tôi đã áp dụng phương pháp TTNT cho bò mẹ. Sau đó, con bò mẹ sinh được hai con bê. Qua theo dõi thì thấy bê con sinh ra từ TTNT phát triển tốt hơn, khả năng kháng dịch bệnh cao hơn.

Kiểm tra chất lượng con bò sinh ra bằng TTNT của gia đình anh Lò Văn Hành, thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc. Kiểm tra chất lượng con bò sinh ra bằng TTNT của gia đình anh Lò Văn Hành, thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc.

 

Cũng như gia đình anh Hành, ông Vàng Sìa Chứ, xóm Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc cũng nuôi bò sinh sản theo phương pháp TTNT. Ông Hành thông tin: “Gia đình tôi đã nuôi bò sinh sản trong nhiều năm, nhưng chưa bao giờ thấy con bò mẹ sinh ra được một con bê con có trọng lượng tới 30kg (nhờ phương pháp TTNT). Với kết quả này, gia đình sẽ tiếp tục thực hiện TTNT cho đàn bò để thay thế cho phối giống tự nhiên trong những năm qua”.

Trao đổi về việc áp dụng kỹ thuật TTNT trên đàn gia súc, ông Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Để áp dụng áp dụng phương pháp kỹ thuật mới trong phát triển chăn nuôi đàn gia súc, 15 cán bộ kỹ thuật thuộc khối nông nghiệp của huyện đã trực tiếp xuống từng hộ dân hướng dẫn cho bà con. Đồng thời các ban, ngành, đoàn thể của huyện đã phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về TTNT bằng nhiều hình thức thông qua các buổi họp thôn, xóm, trên hệ thống loa, băng zôn, tờ rơi, tư vấn trực tiếp…

Từ năm 2012 đến nay, huyện Mèo Vạc có 1.440 con bò cái được phối giống theo phương pháp TTNT. Trong đó, có 1.197 ca phối giống thành công; 761 con bê được sinh ra từ TTNT với trọng lượng bình quân 22kg. Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, những con bê lai mới sinh có trọng lượng lớn hơn so với bê con được phối giống tự nhiên: trọng lượng bê con mới sinh từ TTNT bình quân đạt từ 20kg/con, cá biệt có con đạt trên 30kg (trong khi bê con phối giống tự nhiên có trọng lượng trung bình từ 14-15 kg/con).

Qua thực tế cho thấy, mô hình điểm về TTNT trên đàn bò đã được đông đảo người dân của các xã trên địa bàn huyện Mèo Vạc quan tâm. Điều đó đã từng bước làm thay đổi tập quán chăn thả gia súc, cho gia súc phối giống tự nhiên, tạo điều kiện cho người nông dân đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.