Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở Hậu Giang

PV - 10:25, 15/01/2019

Theo Phó Chủ tịch thường trực tỉnh Hậu Giang-Đồng Văn Thanh, những năm qua, Hậu Giang đã nỗ lực thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc để phát triển vùng đồng bào Khmer, nhờ vậy, vùng nông thôn có nhiều đổi thay, cuộc sống của người dân phát triển vượt bậc.

Từ nguồn vốn Chương trình 135, xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy) đầu tư đường nông thôn liên ấp, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi.

Từ nguồn vốn Chương trình 135, xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy) đầu tư đường nông thôn liên ấp, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi.

Từ hiệu quả của các chương trình, chính sách dân tộc như Quyết định: 134, 135, 167, 74…, đã có hàng chục nghìn hộ Khmer nghèo được xây nhà ở, hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi, đất sản xuất, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm...

Khi người dân có vốn phát triển kinh tế, chọn mô hình làm ăn phù hợp, cùng với kết cấu hạ tầng được Nhà nước đầu tư phục vụ sản xuất, hiệu quả phát triển kinh tế ngày càng cao. Từ đó, cuộc sống của đồng bào Khmer được nâng lên rõ rệt.

Vị Thủy là huyện có đồng bào Khmer sinh sống nhiều nhất tỉnh Hậu Giang. Tranh thủ hỗ trợ từ tỉnh, Trung ương, Vị Thủy đã đầu tư xây dựng nhiều công trình, dự án giúp cuộc sống của đồng bào Khmer có nhiều khởi sắc. Điển hình là tại ấp 6 và ấp 8 (xã Vị Thủy) có gần 250 hộ Khmer sinh sống, những con đường đã được bê tông và nhựa hóa, đường điện được kéo mới thay cho đèn dầu, nước sạch từ các trạm cấp nước mini được đưa về.

Ông Trương Văn Trí, Chủ tịch UBND xã Vị Thủy, cho biết: “Thời gian qua, xã đã triển khai chương trình hỗ trợ hộ nghèo là người Khmer. Đặc biệt, năm 2018 Vị Thủy phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ nhiều hộ Khmer vay vốn phát triển kinh tế. Cùng với đó, xã tổ chức các khóa đào tạo nghề gắn với việc làm, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và đất đai, thổ nhưỡng; tổ chức tham quan một số mô hình hay, hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, thoát nghèo trong và ngoài địa bàn. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer ở đây vẫn còn hơn 20% thì nay giảm xuống còn 6,8% (tiêu chí đa chiều). Hầu hết hộ Khmer trong xã đều được sử dụng nước sạch”.

Ở ấp 6, xã Vị Thủy có anh Sơn Thanh sau khi sử dụng vốn hỗ trợ của Nhà nước để chuộc lại phần đất gia đình đã cầm cố trước đây để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ, đến nay, gia đình đã phát triển sản xuất và thoát nghèo bền vững. Căn nhà lá xưa kia của anh Thanh đã được thay thế bằng căn nhà xây khang trang, có hàng rào bao quanh nhà. Anh Thanh còn sắm được xe gắn máy và đầy đủ đồ dùng trong gia đình.

Qua mỗi năm, số hộ nghèo đồng bào Khmer ở Hậu Giang được hỗ trợ vay vốn ngày càng tăng, từ đó giúp nhiều gia đình cải thiện cuộc sống. Năm nay, nhận được 30 triệu đồng vay từ chương trình hỗ trợ hộ nghèo, anh Thạch Dươl ở ấp 5 xã Xà Phiên (huyện Long Mỹ) quyết định trồng thêm cây trúc để bán và mạnh dạn đăng ký thoát nghèo.

Còn ông Trần Đệ, Trưởng ấp 5, xã Xà Phiên (huyện Long Mỹ) cho biết: “Toàn ấp có 641 hộ dân, trong đó hộ đồng bào dân tộc chiếm đa số với 90%. Trong thời gian qua, nhờ có nguồn vốn ưu đãi đã giúp nhiều hộ DTTS thoát nghèo bền vững, có cơ hội gia tăng thu nhập, cho con em học hành, sửa chữa nhà ở, đầu tư phát triển sản xuất, chuộc đất sản xuất… góp phần giúp ấp sớm hoàn thành chỉ tiêu thoát nghèo hàng năm, giảm dần hộ nghèo trong ấp”.

Song song đó, tỉnh Hậu Giang còn quan tâm bố trí kinh phí để xây dựng nhiều công trình giao thông nông thôn, trường mẫu giáo ở nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Lãnh đạo địa phương còn thường xuyên nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào để kịp thời kiến nghị với cấp ủy, chính quyền giải quyết những nguyện vọng chính đáng trong đồng bào dân tộc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh; đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ được đầu tư đúng địa bàn, đúng đối tượng, đúng chế độ, chính sách quy định.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.