Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả nuôi hàu trên sông

PV - 14:17, 24/04/2018

Hàu là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao. Trước đây, người dân ở Bạc Liêu chỉ khai thác hàu tự nhiên tại các cống, đập, khối đá ven biển... nên sản lượng rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Siếu bên bè nuôi hàu. Ông Nguyễn Văn Siếu bên bè nuôi hàu.

 

Ông Nguyễn Văn Siếu ấp 17, xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) đã dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi hàu của người dân vùng ven biển. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, năm 2012, ông Nguyễn Văn Siếu bắt tay vào thử nghiệm nuôi hàu trên sông ngay trước nhà với 20 bè đầu tiên, trung bình đầu tư 0,8-1 triệu đồng để xây dựng một bè nuôi với kích cỡ 4 x 2m. Vật liệu làm bè là gỗ, lưới được kết lại với nhau và được cố định bằng phao để dễ dàng điều chỉnh thủy triều nước lên xuống cho phù hợp. Năm đầu tiên sau từ 4–5 tháng nuôi, đạt từ 4–5 con/kg, ông thu hoạch hơn 30 tấn, với giá bán từ 15–20 ngàn đồng/kg, cho lãi trên 135 triệu đồng.

Thành công bước đầu, ông Siếu tiếp tục đầu tư, mở rộng dần quy mô khu nuôi. Đến năm 2013, hệ thống bè nuôi hàu của ông là 170 bè, với chi phí ban đầu hơn 1 tỷ đồng. Sau khi bố trí hoàn tất các khâu, ông tiến hành thả giống hàu với mật độ 370-375 con/m2, loại hàu giống 12–15 con/kg có giá 9 ngàn đồng/kg, hàu giống có nguồn gốc Sóc Trăng, Cà Mau. Từ đầu năm 2014 đến nay, ông Siếu đã thu hoạch hơn 90 tấn hàu thương phẩm/năm với giá 15 ngàn đồng/kg, thu nhập khoảng 1,35 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 400 triệu đồng.

Theo ông Siếu so với các địa phương khác thì hệ thống kênh rạch ở các xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh (Hòa Bình) có điều kiện thuận lợi để nuôi hàu như các yếu tố môi trường nước phù hợp và nguồn thức ăn tự nhiên cho hàu cũng khá phong phú. Hàu là nhóm nhuyễn thể rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, thức ăn dựa vào nguồn sinh vật tảo có sẵn trong nước nên không phải tốn chi phí thức ăn. Hàu sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, không cần phải sử dụng thuốc hóa học nên sẽ góp phần cung ứng cho thị trường một loài thủy sản sạch.

Hiện nay, ngoài lượng hàu bán cho thương lái trong tỉnh, trung bình mỗi ngày ông Siếu còn xuất bán từ 0,5 – 1 tấn hàu cho thương lái các tỉnh Sóc Trăng, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh... “Tôi đang xúc tiến xây dựng trại sản xuất hàu giống đủ sức cung ứng nguồn giống tốt cho bà con nuôi hàu trong tỉnh; đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu độc quyền cho hàu Bạc Liêu để tạo sức cạnh tranh trên thị trường”, ông Siếu nói.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.