Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn của nhà nông

Hiệu quả kinh tế từ nuôi cá lồng

PV - 09:02, 23/04/2018

Xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An) nằm cạnh vùng lòng hồ Khe Cớ của thủy điện Khe Bố. Tận dụng lợi thế này, thời gian qua, một số hộ dân ở xã Tam Đình đã đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng mang lại giá trị kinh tế cao.

Là một trong những hộ đầu tiên triển khai nuôi cá lồng từ năm 2017, gia đình anh Ngân Văn Nổi ở bản Định Phong (xã Tam Đình) đã đầu tư khoảng 40 triệu đồng để xây dựng 4 lồng bè nuôi cá. Anh Nổi lựa chọn nuôi chủ yếu là trắm cỏ, chép và rô phi.

Anh Ngân Văn Nổi đang chăm sóc lồng cá. Anh Ngân Văn Nổi đang chăm sóc lồng cá.

 

Anh Nổi cho biết, hiện 4 lồng cá của anh khoảng 500 con các loại. Ngay từ khâu chuẩn bị cá giống đã được anh sàng lọc rất kỹ, chỉ lấy những con khỏe mạnh, ít dấu hiệu bệnh tật,… Đến nay, cá của anh Nổi đã phát triển tốt, trung bình từ 1 đến 3kg/con tùy từng loại cá. Tính theo giá trên thị trường hiện nay khoảng 100 nghìn đồng/kg thì mỗi năm thu nhập của anh Nổi khoảng 80 triệu đồng.

Nhờ được chăm sóc cẩn thận, lựa chọn kỹ càng nên cá của anh Nổi rất được ưa chuộng bởi chất lượng cá tươi sống, thơm thịt lại đảm bảo an toàn nhờ nuôi bằng thức ăn tự nhiên. Người dân có nhu cầu hoặc thương lái đều đến tận lồng để mua.

“Thời gian đầu, tôi gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm nuôi cá và chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm. Nhưng nay, do chủ động học hỏi thêm các kiến thức, cũng như sự giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền địa phương mà việc nuôi và bán cá ngày càng thuận lợi. Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư mở rộng diện tích lồng và nuôi thêm cá” anh Nổi chia sẻ.

Nhận thấy nuôi cá lồng là một trong những hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao nên trong thời gian qua bà con nhân dân trong xã Tam Đình đã triển khai nuôi cá lồng với quy mô lớn. Hiện tại xã đã có 3 hộ xây dựng mô hình cá lồng trên lòng hồ Khe Cớ. Các giống cá được nuôi nhiều như cá trắm cỏ, chép và rô phi. Để có thức ăn cho cá, bà con đã tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ tự nhiên như lá sắn, lá chuối, thân chuối và cỏ rừng. Hằng năm nhờ vào nuôi cá lồng các hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ông Vi Văn Miên, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đình cho biết, nuôi cá lồng đã và đang là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên xã đã vận động bà con phát triển. Tuy nhiên, việc chăn nuôi của bà con chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm và các lồng bè làm chủ yếu là bằng tre nên độ an toàn cho lồng cá chưa cao; để mô hình này được nhân rộng rất mong các cấp, các ngành của huyện Tương Dương quan tâm hơn nữa.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024.