Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả Dự án giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ

PV - 11:24, 18/02/2019

Từ năm 2016, tổ chức Aide et Action (viết tắt là tổ chức AEA) đã phối hợp với tổ chức CISDOMA thực hiện Dự án “Tăng cường chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em DTTS tại Lai Châu”. Dự án tập trung chủ yếu vào dạy song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, qua đó, đã giúp các em nhỏ hiểu và nắm được bài giải tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tại những vùng khó khăn và giúp các em nhỏ có hứng thú đến lớp đến trường hơn.

Trẻ em DTTS ở huyện Tam Đường, Lai Châu được học bằng cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ. Trẻ em DTTS ở huyện Tam Đường, Lai Châu được học bằng cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ.

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Tả Lèng là một trong những trường đầu tiên của huyện Tam Đường (Lai Châu) thực hiện dạy song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Đến nay, việc dạy song ngữ đã đem lại một luồng sinh khí mới, giúp trẻ em DTTS được tiếp cận với giáo dục mầm non và tiểu học có chất lượng, phù hợp hơn.

Em Hảng Thị Sâu, lớp 3A1, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Tả Lèng vui vẻ chia sẻ: “Được học song ngữ nên em cũng hiểu bài hơn và em cũng rất thích khi được học tiếng Mông như thế này”.

Dự án “Tăng cường chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em DTTS tại Lai Châu” được thực hiện tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Tả Lèng, huyện Tam Đường từ năm 2016. Dự án tập trung chủ yếu vào tập huấn, nâng cao khả năng đọc, nói tiếng Mông cho hơn 20 giáo viên các trường, xây dựng mô hình trường học thân thiện gắn với xây dựng không gian văn hóa của đồng bào các DTTS; đặc biệt Dự án còn tổ chức in và phát hành các bộ truyện  tiếng Việt và tiếng Mông.

Thông qua việc áp dụng phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm và giáo dục dựa trên tiếng mẹ đẻ đã tạo điều kiện giúp nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Cụ thể tỷ lệ chuyên cần tăng lên trên 98%, tỷ lệ học sinh khá giỏi các trường đã tăng lên trên 45%.

Thầy Lý Đức Thành, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc triển khai dạy song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ do tổ chức AEA hỗ trợ đã tạo điều kiện giúp các em hứng khởi khi học tập và chất lượng giáo dục cũng đã được nâng lên.

Được biết Dự án đang được thực hiện tại 6 trường mầm non và tiểu học tại 3 xã Khun Há, Tả Lèng và Nùng Nàng, huyện Tam Đường, nơi có tỷ lệ đồng bào dân tộc Mông chiếm trên 95%; dự án được triển khai trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018, với tổng kinh phí trên 13 tỷ đồng.

Thông qua Dự án đã góp phần tạo điều kiện giúp các trường nâng cao chất lượng giáo dục; các em học sinh có hứng thú đến trường hơn, tỷ lệ chuyên cần chiếm trên 98%. Với sự thành công của Dự án chính là cơ sở để tỉnh Lai Châu tiếp tục triển khai mở rộng Dự án ra các huyện khó khăn trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.