Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

Hiệu quả chính sách dân tộc ở miệt biển Trần Đề

PV - 11:07, 09/04/2019

Trần Đề là huyện miệt biển tỉnh Sóc Trăng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 49,1% dân số), có nhiều xã đặc biệt khó khăn và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Những năm qua, từ các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc, Trần Đề đã đầu tư, chăm lo cho vùng đồng bào dân tộc Khmer, nhờ đó đời sống người dân từng bước nâng lên, diện mạo làng quê đổi thay từng ngày.

Hiện nay, ở các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer của Trần Đề đều có đường lộ giao thông nông thôn nối liền ấp, liền xã, tạo điều kiện đi lại được dễ dàng, mạng lưới điện quốc gia cũng được hạ thế đều khắp, phục vụ tốt, nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân, trường học, trạm y tế xã cũng được đầu tư xây dựng khang trang; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển.

Với mô hình bò sữa đã giúp gia đình ông Lý Cô ở ấp An Hòa, xã Thạnh Thới An thoát nghèo bền vững. Với mô hình bò sữa đã giúp gia đình ông Lý Cô ở ấp An Hòa, xã Thạnh Thới An thoát nghèo bền vững.

Ông Lưu Hữu Danh, Chủ tịch UBND huyện Trần Đề cho biết: “Trong năm qua, Trần Đề đã triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho các xã đặc biệt khó khăn, với tổng số vốn trên 10,2 tỷ đồng. Trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng hơn 6,2 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo gần 4 tỷ đồng.

Ngoài ra, quyết định 22 của Chính phủ cũng đã hỗ trợ cho 2.751 hộ (với 11.334 nhân khẩu) với hơn 1 tỷ đồng; tổ chức dạy nghề cho 732 lao động, giới thiệu việc làm cho 2.718 lao động và xuất khẩu 20 lao động với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Đồng thời, chỉ đạo phối hợp với Người có uy tín, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đồng bào có ý thức tự vươn lên trong sản xuất, giảm nghèo bền vững, góp phần đáng kể cho chính sách giảm nghèo và hộ nghèo giảm còn 7,73%”.

Đến Thạnh Thới An (huyện Trần Đề), xã anh hùng, có 43% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Trong những năm qua, bằng các chính sách của Nhà nước như Chương trình 135, 102, QĐ 22 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất và nhà ở và các chương trình nước sạch, điện, vùng đồng bào dân tộc Khmer đã từng bước phát huy hiệu quả, qua đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer năm 2018 giảm xuống còn 8,4%.

Ông Lý Cô ở ấp An Hòa, xã Thạnh Thới An, phấn khởi nói: Xây dựng NTM, Nhà nước đầu tư cây dựng cầu, đường, trường, trạm, nạo vét kênh thủy lợi phục vụ sản xuất… tôi và bà con ở đây rất vui mừng. Tôi được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay được 30 triệu đồng mua 1 con bò sữa, nuôi đến nay đã mua thêm được được 2 con bò sữa, 4 con bò thịt, thu nhập đảm bảo được cuộc sống gia đình và nuôi 2 đứa con học đại học”.

Tương tự, đến ấp Đại Nôn, xã Liêu Tú một trong những ấp nghèo, có đông đồng bào Khmer (chiếm hơn 80%), trên con đường bê tông kiên cố dẫn vào ấp, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện giúp nhau làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo của đồng bào Khmer.

Anh Thạch Bươnl một nông dân Khmer ở ấp Đại Nôn thoát nghèo nhờ vốn vay giảm nghèo do địa phương hỗ trợ phấn khởi nói: “Từ khi Chương trình 135 được triển khai, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, hệ thống thủy lợi nội đồng được cải thiện. Cùng với đó, ngồn vốn xóa nghèo của Nhà nước đã giúp đồng bào Khmer ở ấp Đại Nôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thêm thu nhập. Từ hộ nghèo, chỉ có 2.000m2 trồng cây màu, được hỗ trợ vốn vay làm kinh tế, sau nhiều năm Anh Thạch Bươnl đã trở thành hộ khá, có thu nhập trên 40 triệu đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho mình, anh còn chia sẻ cách làm giàu cho bà con Khmer trong ấp và tích cực tham gia vận động bà con đóng góp xây dựng NTM.

Ông Lưu Quốc Phong, Chủ tịch UBND xã Liêu Tú cho biết thêm: Bên cạnh việc nhận được các chính sách hỗ trợ, điều quan trọng nhất là ý thức của đồng bào Khmer đã có nhiều thay đổi. Bà con không còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước mà đã ý thức hơn về phát triển kinh tế gia đình, tích cực lao động sản xuất nhằm giảm nghèo.

Có thể nói, sự vươn lên của đồng bào Khmer ở miệt biển Trần Đề cho thấy, những dấu hiệu tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó, khẳng định rằng chủ trương của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả, diện mạo nông thôn, phum sóc từng bước thay da đổi thịt, khởi sắc.

PHƯƠNG NGHI