Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả chính sách dân tộc nhìn từ Phong Phú

PV - 17:03, 16/07/2018

Phong Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 71,4%). Những năm qua, Phong Phú đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của bà con Khmer nơi đây có nhiều chuyển biến.

Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, xã Phong Phú triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc. Cụ thể, xã đã hỗ trợ xây nhà ở cho 59 hộ nghèo; hỗ trợ 413 hộ được hưởng nước sinh hoạt phân tán; hỗ trợ 179 hộ nghèo mua đất ở với diện tích trên 63.000m2… với tổng số tiền gần 7,5 tỷ đồng.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao ở ấp Ba (xã Phong Phú-Cầu Kè) thu hút nhiều nông dân Khmer tham gia, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ. Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao ở ấp Ba (xã Phong Phú-Cầu Kè) thu hút nhiều nông dân Khmer tham gia, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.

Ông Khưu Chí Cường, Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho biết: Trong những năm qua, Phong Phú luôn quan tâm chăm lo đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc hỗ trợ học nghề, vay vốn chuộc đất... Đặc biệt, hộ Khmer khó khăn về nhà ở được tiếp cận vay vốn cất nhà; đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.

“Từ sự quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, đến nay thu nhập bình quân đầu người tăng lên gần 28 triệu đồng/năm, hộ Khmer nghèo giảm xuống còn 11,71 % so với hộ Khmer của toàn xã, có gần 50% hộ sử dụng nước sạch tiêu chí xây dựng nông thôn mới”, ông Cường nói.

Bên cạnh đó, xã Phong Phú đã tập trung vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu thụ của thị trường, tham gia vào các mô hình kinh tế hợp tác, thành lập và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế: mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, cánh đồng lớn ở ấp Ba, mô hình trồng ớt chỉ thiên ở ấp Nhất và ấp Nhì, mô hình nuôi bò sinh sản ở ấp Tư...

Anh Thạch Lan, ở ấp Tư là một trong những hộ Khmer nghèo được hỗ trợ vốn sản xuất, nhờ đó mà đời sống gia đình từng bước được ổn định. Anh Lan chia sẻ: “Trước đây gia đình không có đất sản xuất, cuộc sống chủ yếu dựa vào số tiền kiếm được từ việc làm thuê nên gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 2013 được Nhà nước hỗ trợ vay vốn ưu đãi với số tiền là 20 triệu đồng, từ nguồn vốn trên đầu tư nuôi bò, heo.

Chí thú làm ăn và tiết kiệm trong chi tiêu nên đến nay gia đình tui đã tích lũy mua được 2 công đất ruộng và xin thoát nghèo, mới đây xây dựng được căn nhà khang trang trị giá trên 200 triệu đồng bằng nguồn vốn tích luỹ của gia đình”.

Còn ông Kim Hơn, ở ấp Đồng Khoen cho biết: Trước đây gia đình có 5 công đất ruộng trong khi đó vợ ông bị bệnh còn phải nuôi 7 đứa con đi học nên cuộc sống thiếu trước hụt sau. Năm 1995 gia đình đành phải cầm cố hết số đất sản xuất của gia đình để lấy tiền chữa bệnh cho vợ và lo cho các con đi học và không có khả năng chuộc lại. Đến năm 2014, nhờ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với chính quyền địa phương đã hỗ trợ cho tôi 30 triệu đồng để chuộc đất, từ đó đến nay gia đình đã có đất để canh tác, cuộc sống cũng ổn định hơn…

Có thể nói từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đến nay bộ mặt nông thôn của xã Phong Phú ngày càng khởi sắc. Đồng thời, đời sống của người dân trong vùng đồng bào dân tộc Khmer cũng ngày một ổn định, ấm no.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.