Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiểm họa sán lá gan từ thói quen ăn gỏi

Tuấn Trình - 15:58, 07/01/2020

Ăn gỏi, ăn loại các thịt, rau sống là nguyên nhân dẫn đến nhiễm sán lá gan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Mặc dù đã được cảnh báo, nhưng rất nhiều người, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, vùng biển và đồng bào DTTS vẫn giữ thói quen ăn gỏi, ăn thịt sống và coi đây là món khoái khẩu.

Những thức ăn tươi sống là nguồn gây bệnh nhiễm sán lá gan
Những thức ăn tươi sống là nguồn gây bệnh nhiễm sán lá gan

Vừa qua, anh P.T.M. 30 tuổi, trú tại Long Biên (Hà Nội) đi khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện đa khoa Medlatec đã bất ngờ khi phát hiện ổ sán lá gan lớn khu trú trong gan. Rất may, bệnh nhân đi khám bệnh và được phát hiện kịp thời khi kích thước khối áp xe (3cm) còn nhỏ nên đã được can thiệp kịp thời, giúp giảm các biến chứng nguy hiểm như vỡ áp xe, nhiễm độc hoặc xơ gan, nguy cơ ung thư gan ảnh hưởng đến tính mạng. Anh P.T.M cho biết, anh có thói quen ăn gỏi thịt, cá sống cuốn rau… và rất có thể sán trong thức ăn đã chui vào gan và âm thầm phá hủy cơ thể mình.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bưu điện, mới đây bệnh viện tiếp nhận trường hợp một ngư dân nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới sườn phải kèm sốt, vàng da. Khi siêu âm trong đường mật của bệnh nhân, các bác sĩ tá hỏa khi phát hiện có hàng nghìn con sán lá gan trong đó. Hai ngày sau phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi và loại bỏ sán, sức khỏe của bệnh nhân đã dần ổn định trở lại. Được biết, bệnh nhân là ngư dân, nên có thói quen ăn gỏi thường xuyên. 

Sán lá gan là loại sán có hình dạng như chiếc lá và được phân ra thành hai nhóm: Sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ (do kích thước khác nhau). Sán lá gan thường sống ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò... và cả ở chó, mèo, tôm, cua, ốc…

Ấu trùng sán thường đóng kén trên các thực vật thủy sinh như rau cải xoong, rau muống, rau ngổ, rau rút… hoặc thông qua nguồn nước nhiễm ấu trùng, chờ thời cơ thì xâm nhập cơ thể người. Nếu người sử dụng (uống nước lã, ăn rau sống… từ nguồn nước có chứa ấu trùng sán, thì nguy cơ bị nhiễm bệnh sán lá gan rất cao. Khi đã vào cơ thể người, ấu trùng thoát kén, đi xuyên qua thành dạ dày và tìm đường đến gan, đến đường mật. Ở đó, chúng định vị và thành sán trưởng thành. Một khi sán xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ cư trú trong ống mật nhỏ ở gan và túi mật.

Các bác sĩ Bệnh viện Bưu điện phát hiện có hàng nghìn con sán lá gan trong đường mật của bệnh nhân
Các bác sĩ Bệnh viện Bưu điện phát hiện có hàng nghìn con sán lá gan trong đường mật của bệnh nhân

Người bị nhiễm sán lá gan thường cảm thấy mệt mỏi, sốt vặt, có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ liên tục; đau nhẹ ở hạ sườn phải và đôi khi thấy đau bụng âm ỉ không rõ vị trí, đi khám bệnh sẽ thấy gan bị sưng to và đau. Một số trường hợp rối loạn tiêu hóa bất thường như đột ngột chán ăn, tiêu chảy.

Theo Bs. Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người thường xuyên ăn rau sống, gỏi cuốn hoặc có biểu hiện nghi ngờ nhiễm sán lá gan cần đi khám ngay để được điều trị, tránh lây lan, biến chứng gây nguy hiểm. Không tự ý dùng các thuốc giun sán thông thường.

Cách đơn giản nhất để phòng tránh các bệnh do ký sinh trùng gây ra là: Thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân và định kỳ tẩy giun sán 12 tháng/lần; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng/lần tại các cơ sở y tế có uy tín.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.