Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hệ thống đào tạo nghề đang trở nên lạc hậu

PV - 16:18, 03/04/2018

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực. Bởi vậy, phương thức đào tạo truyền thống tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ trở nên lạc hậu, kéo theo nguy cơ mất việc làm của lao động ở một số ngành nghề.

Nghề không mới nhưng rất cần

Lâu nay, nói đến học nghề, người ta hay nghĩ tới các nghề truyền thống như nghề hàn, cắt gọt kim loại, cấp thoát nước, nghề điện,… Trong khi đó, có những nghề vốn dĩ không mấy xa lạ với nhiều người, nhưng trong hệ thống đào tạo nghề của chúng ta lại đang thiếu vắng.

Dự báo sẽ có khoảng 86% lao động ngành dệt may và giày dép của Việt Nam có nguy cơ thất nghiệp từ sự tác động của những đột phá về công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dự báo sẽ có khoảng 86% lao động ngành dệt may và giày dép của Việt Nam có nguy cơ thất nghiệp từ sự tác động của những đột phá về công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Một trong những nghề đang thiếu nguồn nhân lực, cả trong nước lẫn xuất khẩu lao động là nghề giúp việc gia đình (GVGĐ). Nghề GVGĐ không quá khó, nhưng đòi hỏi người lao động phải tổng hợp nhiều kỹ năng.

Sử dụng người giúp việc là nhu cầu thiết yếu của nhiều gia đình, nhất là tại các đô thị lớn… Bởi thế, lực lượng lao động này tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo ước tính của Bộ LĐTBXH, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 350 nghìn lao động GVGĐ. Nhu cầu cần GVGĐ gia tăng do dân số già đi, tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động, theo đuổi sự nghiệp bên ngoài tăng.

Nhưng nghề GVGĐ hiện vẫn chưa có trong chương trình đào tạo chính thức ở tất cả các cơ sở đào tạo nghề trên cả nước. Một kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng cho thấy, hơn 90% lao động chưa được đào tạo; lao động GVGĐ phần lớn đến từ nông thôn. Điều này đã dẫn tới những tình huống “dở khóc, dở cười” trong quá trình sử dụng lao động giúp việc.

Một người sử dụng lao động giúp việc ở Hà Nội chia sẻ câu chuyện, chị phải thay 4 người giúp việc trong 1 tháng bởi người trẻ quá thì tùy tiện và không chăm chỉ; người lớn tuổi thì chậm chạp, khó tiếp thu, không biết sử dụng những đồ dùng gia dụng hiện đại trong gia đình. Có người làm được việc thì cứ vài tuần lại xin phép về quê, khi đám cưới, lúc đám tang…

Trường nghề đang... lạc hậu ?

Theo ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Giáo dục Dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), GVGĐ là một nghề chuyên nghiệp, được quy định trong Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 và các quy định khác liên quan. Tuy nhiên, dù đã được công nhận chính thức nhưng đến nay nhiều người lao động vẫn quan niệm GVGĐ là “người ở” mà không biết đến các chính sách an sinh xã hội mà họ được hưởng. Người sử dụng lao động và người GVGĐ cũng thường không ký kết hợp đồng lao động nên khi xảy ra tranh chấp, các cơ quan chức năng thiếu căn cứ để giải quyết.

Không chỉ những nghề “phi chính thức”, chưa qua đào tạo như GVGĐ mà ngay cả những nghề chính thức, được đào tạo ở các cơ sở dạy nghề trên cả nước hiện nay cũng có rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Đầu tiên là chất lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề. Đầu năm 2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã tổ chức khảo sát về chất lượng nguồn nhân lực và kết quả cho thấy: Việt Nam đứng thứ 70/100 quốc gia; có nghĩa, tay nghề lao động của người Việt Nam còn rất thấp.

Ngay cả việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã có rất nhiều hạn chế về chất lượng đào tạo cũng như nội dung đào tạo. Theo số liệu của Bộ LĐTBXH, hiện cả nước có khoảng 3,5 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề theo Đề án 1956. Mặc dù thống kê của các địa phương cho thấy, sau đào tạo nghề có 80% lao động có việc làm mới là chỉ tiêu không phù hợp với thực tế; một số nội dung đào tạo theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện nay như: Sản xuất công nghệ cao, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu không có trong chương trình đào tạo…

Thực tế trên đòi hỏi công tác đào tạo nghề của nước ta cấp thiết phải có sự thay đổi mạnh mẽ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực. Dự báo, sẽ có nhiều ngành nghề tăng trưởng và một số ngành nghề khác bị suy thoái, gây ra tình trạng thừa lao động. Đây là áp lực buộc các trường nghề phải xem xét và chuyển hướng đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng với sự phát triển chung của thế giới.

"VGĐ là một nghề chuyên nghiệp, được quy định trong Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 và các quy định khác liên quan. Tuy nhiên, dù đã được công nhận chính thức nhưng đến nay nhiều người lao động vẫn quan niệm GVGĐ là “người ở” mà không biết đến các chính sách an sinh xã hội mà họ được hưởng”.

Ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Giáo dục Dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

KHÁNH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.