Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hệ sinh thái số, mục tiêu quan trọng hướng tới của doanh nghiệp vùng cao

Trọng Bảo - 14:33, 15/10/2022

Phát triển kinh tế số, được xem là cơ hội lớn để doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và thu hẹp khoảng cách với các đối tác khách hàng. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quảng bá, bán sản phẩm là bước đi phù hợp. Đặc biệt, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh, tiến tới số hóa doanh nghiệp.


Tham gia sàn thương mại điện tử giúp Hợp tác xã của anh Mạnh duy trì sản xuất, kinh doanh ngay cả trong thời điểm dịch bệnh phức tạp nhất
Tham gia sàn thương mại điện tử giúp Hợp tác xã của anh Mạnh duy trì sản xuất, kinh doanh ngay cả trong thời điểm dịch bệnh phức tạp nhất

Hợp tác xã Mạnh Hương ở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai chuyên thu mua, chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông sản và dược liệu. Thời gian qua, mặc dù ảnh hưởng do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh gặp khó khăn, nhưng với Hợp tác xã Mạnh Hương vẫn duy trì sản xuất và tiêu thụ được sản phẩm nhờ việc bán hàng trực tuyến.

“Nhờ giao dịch, giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tuyến, mà lượng khách hàng chúng tôi tiếp cận được nhiều hơn, sản phẩm được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết tới. Vì thực tế, trên mạng điện tử chúng ta có thể không biết nhau, nhưng có thể kết bạn giao lưu và trao đổi với nhau rất thuận lợi mà không tốn chi phí đi lại, vận chuyển hàng hóa đi từng nơi giới thiệu như trước đây”, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Hợp tác xã Mạnh Hương phân tích.

Thay vì phải loay hoay tìm kiếm đầu ra tiêu thụ hàng hóa như trước, nhiều doanh nghiệp ở Lào Cai đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức kinh doanh truyền thống sang bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội, và các sàn thương mại điện tử. Các sản phẩm được nhập mã QR-Code… Nhờ đó, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, nhân công; nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Qua tìm hiểu, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đạt doanh thu trên 80% từ bán hàng online trong tổng doanh thu của đơn vị.

“Hợp tác xã chúng tôi chuyên chế biến và cung cấp các sản phẩm nông sản đặc hữu của Lào Cai. Chúng tôi in trực tiếp thông tin lên tem mác các sản phẩm và đăng ký sở hữu với cơ quan chức năng. Khách hàng chỉ cần có điện thoại thông minh, là có thể truy xuất được sản phẩm sản xuất từ đâu, ngày nào sản xuất và có chính hãng hay không”, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Hợp tác xã Sun Gold, huyện Bảo Thắng cho biết.

Tỉnh Lào Cai hiện có gần 10 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng cơ bản và thương mại, dịch vụ. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm đã tạo một hệ sinh thái số đa dạng, thông minh giúp doanh nghiệp Lào Cai từng bước chuyển mình, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cô gái Ma Thị Chú giới thiệu và quảng bá sản phẩm quýt Mường Khương đến đông đảo khách hàng trong cả nước bằng hình thức Livestream
Cô Ma Thị Chú giới thiệu và quảng bá sản phẩm quýt Mường Khương đến đông đảo khách hàng trong cả nước bằng hình thức Livestream

Ông Hà Đức Bình, Giám đốc Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Lào Cai cho biết: Tỉnh Lào Cai hiện có trên 30 sản phẩm nông sản thực hiện giao dịch lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Các sản phẩm đã thực hiện giao dịch trên sàn đều là các loại nông sản an toàn, đạt sao OCOP như: Gạo Séng cù, tinh bột nghệ, tương ớt Mường Khương, miến đao Thành Sơn, mận Tam hoa Bắc Hà… Các sản phẩm nông sản này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực cũng như những đóng góp từ phía khách hàng, từ đó có những thay đổi để đáp ứng tốt nhất theo nhu cầu thị trường.

 Năm 2022, hai mục tiêu kinh tế số, trong số 23 mục tiêu quan trọng mà tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên nguồn lực triển khai đó là: Phấn đấu tỷ lệ sản phẩm OCOP được đưa lên các sàn thương mại điện tử đạt 100%; Tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có sản phẩm OCOP được tạo gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50%.

“Việc tham gia sàn thương mại điện tử của tỉnh, cũng như kết nối với các sàn thương mại điện tử trên cả nước, là cơ hội để các doanh nghiệp tự giới thiệu và quảng bá mà chi phí thấp hơn hẳn so với việc quảng cáo truyền thống. Đây cũng là bước đệm để đưa sản phẩm của Lào Cai đến các thị trường khó tính hơn như Châu Âu, Châu Mỹ”, ông Bình nhấn mạnh.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu giúp nâng cao hoạt động, sức cạnh tranh, nhất là với các doanh nghiệp tại địa bàn miền núi. Cách làm này không chỉ gỡ khó trước mắt cho doanh nghiệp khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, mà còn mở ra hướng đi an toàn, từng bước khai thác tối đa lợi thế, thế mạnh của hệ sinh thái số.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.