Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hậu phương vững chắc cho những chiến sỹ trên tuyến đầu chống dịch

Nghĩa Hiệp - 17:37, 18/08/2021

Sự động viên, chia sẻ của người thân, gia đình chính là động lực to lớn, là hậu phương vững chắc để những y, bác sỹ yên tâm trên tuyến đầu chống dịch .

Hình ảnh Điều dưỡng P.V.V chia sẻ với gia đình, bạn bè để những người ở nhà yên tâm về sức khỏe
Hình ảnh Điều dưỡng P.V.V chia sẻ với gia đình, bạn bè để những người ở nhà yên tâm về sức khỏe

Chị Đỗ Bích Phượng, vợ bác sĩ Lê Thanh Tĩnh, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh vẫn nhớ như in ngày đầu cùng con gái sắp xếp đủ thứ vào chiếc va ly nhỏ của chồng. Vậy là đã hơn 30 ngày, chồng chị cùng đoàn bác sĩ đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh lên đường chi viện giúp miền Nam chống dịch.

“Chỉ sợ chồng mang đi bao nhiêu cũng không đủ, đi xa nhà càng chủ động bao nhiêu sẽ tốt bấy nhiêu”, chị Phượng nhớ lại.

Chồng đi chống dịch xa nhà, bản thân chị Phượng cũng làm trong ngành Y, việc trực theo lịch được phân công tại Bệnh viện, việc chăm sóc con những ngày này rất khó khăn. Chị chia sẻ, chồng đi chống dịch trực tiếp, chị cũng thực hiện công tác phòng dịch tại địa phương; mỗi người một nhiệm vụ nhưng đều phải vì mục tiêu chung, sớm đẩy lùi dịch bệnh, góp phần đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường. 

"Bố mẹ hai bên cũng thương con, thương cháu nên thời gian này thay nhau giúp vợ chồng tôi chăm sóc con mỗi khi tôi vắng nhà”, chị Phương tâm sự.

Vừa nói chị Phượng vừa mở trang Facebook cá nhân khoe đoạn clip cô con gái (bé Sâu) đọc bài thơ “Bố đi chống dịch” do chính chị sáng tác. Giọng Sâu lanh lảnh: “Ngày này năm trước... bố cũng vắng nhà...chẳng gần con được...cách bao cây số...mấy tháng không về...con khóc đòi bố...mẹ chẳng ở bên...mẹ cũng chống dịch...con ở nhà thôi...”.

Mọi khoảnh khắc làm việc luôn được các y, bác sĩ ghi lại, gửi về cho gia đình
Mọi khoảnh khắc làm việc luôn được các y, bác sĩ ghi lại, gửi về cho gia đình

Còn đối với mẹ con chị Hà- vợ anh Võ là điều dưỡng viên khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, kể từ khi dịch quay trở lại, thời gian cả nhà tập trung đông đủ là rất hiếm. Chồng chị vừa thực hiện nhiệm vụ chống dịch tại Bắc Giang trở về, hết thời gian cách ly tại Bệnh viện 14 ngày, đã tình nguyện đăng ký lên đường chi viện cho TP. Hồ Chí Minh.

Chia sẻ về việc chấp nhận sống dài ngày xa gia đình, anh Võ chỉ cười và nói: “Hơn 4 tháng nay, tôi mới ở nhà cùng vợ con được 14 ngày. Nghề chọn người nên mình cứ làm thôi, hơn nữa tôi có kinh nghiệm chống dịch diện rộng tại Bắc Giang, lại được đào tạo chuyên sâu về hồi sức cấp cứu nên tôi quyết tâm xin lên đường. Vợ tôi hiểu và luôn ủng hộ quyết định của tôi”.

Chia sẻ với phóng viên, chị Hà, cho biết, hai vợ chồng lấy nhau nhiều năm, lại là lấy người ngành Y thì phải biết chia sẻ, hy sinh những cái riêng cho công tác xã hội. Vợ chồng chị cũng được bố mẹ 2 bên giúp đỡ, nên việc chăm sóc 2 con khi chồng vắng nhà  đỡ vất vả, nhưng con trẻ xa bố lâu ngày nên chúng rất nhớ, cứ tối đến là đòi mẹ gọi điện nói chuyện với bố. 

"Cách đây 2 tuần, gia đình nhận thông tin 16/70 y bác sĩ đoàn Quảng Ninh dương tính với Covid-19 trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân, gia đình cũng thấy lo lắng lắm.  Lãnh đạo bệnh viện, đồng nghiệp chồng tôi liên tục thông tin, chia sẻ, động viên gia đình về tình hình sức khỏe của cả đoàn, tất cả đã được tiêm vắc xin đầy đủ, nên tình hình đều tốt, tôi cũng yên tâm”, chị Hà nói.

Hai gia đình y, bác sĩ trên mới phần nào phản ánh được sự hy sinh, cống hiến vì cộng đồng của những người làm ngành Y và gia đình họ. Mỗi gia đình một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau, nhưng tựu chung lại việc thiếu vắng đi đôi tay chăm sóc của người cha, người mẹ, người vợ, người chồng trong một thời gian ít nhiều cũng làm xáo trộn cuộc sống trong gia đình. 

Nhưng, sự sẻ chia, ủng hộ, tinh thần trách nhiệm của người thân là “hậu phương” vững chắc, giúp những chiến sĩ tuyến đầu yên tâm chiến đấu với dịch bệnh. Tin chắc rằng, với sự quyết tâm, đồng lòng của toàn xã hội, sự chia sẻ dù là nhỏ nhất của mỗi gia đình, Việt Nam sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh.

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.