Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

L.Minh - 10:59, 06/06/2023

Quyết định số 1400/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 1/6/2023 đã đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

(Tin dẫn) Hát ru của người Tày Giáo Hiệu được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hát ru của người Tày Bắc Kạn nói chung và người Tày ở xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm nói riêng là những làn điệu của người lớn hát ru trẻ nhỏ, chủ yếu là khi còn nằm trên nôi, khi địu trên lưng, khi bồng bế ru ngủ… Nội dung hát ru kể về cuộc sống sinh hoạt thường ngày với những câu chuyện bình dị, dí dỏm, thông qua những làn điệu ngân nga của người lớn để trẻ nhỏ có giấc ngủ sâu… Nhân vật trong bài hát ru rất phong phú, như con trâu, gà, lợn, muồm muỗm, con chim nhỏ hay quả dưa trên nương, nhưng là biểu hiện sâu sắc tình yêu thương của người lớn dành cho những đứa trẻ.

Làn điệu hát ru của người Tày ở Bắc Kạn được truyền miệng lại từ xa xưa, nhưng trên thực tế hiện nay đã bị mai một ở nhiều địa phương. Được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghệ thuật trình diễn dân gian hát ru giúp cộng đồng dân tộc Tày nói chung, dân tộc Tày ở xã Giáo Hiệu, Pác Nặm nói riêng có cơ hội, điều kiện nhân rộng làn điệu hát ru, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.