Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hàng trăm tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC phòng COVID-19

PV - 17:10, 05/03/2021

Ngay trong ngày đầu tiên, hàng trăm tình nguyện đã đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC phòng COVID-19 tại Đại học Y Hà Nội.

Tình nguyện viên đến đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC.
Tình nguyện viên đến đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC.

Chiều 5/3, tại Trung tâm Dược lý lâm sàng (Đại học Y Hà Nội), các tình nguyện viên đã đến đăng ký tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine COVIVAC phòng dịch COVID-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất.

Trung tâm đã bố trí 4 bàn tư vấn đăng ký ngay tại chỗ, mỗi bàn đều có sẵn máy tính, điện thoại, tờ khai thông tin để các tình nguyện có thể đăng ký qua 4 kênh: Đến đăng ký trực tiếp, đăng ký qua website, điện thoại, email. Ngay trong ngày đầu đăng ký, các tư vấn viên liên tục trả lời điện thoại, nhận thông tin đăng ký trên hệ thống và đón tiếp các tình nguyện viên.

Tình nguyện P.T.Q (28 tuổi, là học viên cao học tại Hà Nội) đến đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC, cho biết: “Tôi đã tìm hiểu trước các thông tin về vaccine COVIVAC, được biết vaccine rất an toàn nên muốn được tiêm thử nghiệm. Trước khi đến đây đăng ký, tôi đã trao đổi và được sự đồng ý của gia đình khi quyết định tham gia nghiên cứu với mong muốn Việt Nam sẽ có vaccine an toàn để phục vụ cộng đồng phòng chống dịch”.

Đa số người đến đăng ký là người trẻ tuổi, sức khoẻ tốt.
Đa số người đến đăng ký là người trẻ tuổi, sức khoẻ tốt.

Đến đăng ký tiêm thử nghiệm, anh T.T.P (25 tuổi, đến từ TP. Hồ Chí Minh là tiếp viên hàng không) khi biết vaccine COVIVAC là vaccine thứ 2 của Việt Nam được tiêm thử nghiệm trên người anh T.T.P rất vui. Trước đó Việt Nam cũng có vaccine Nano Covax đã thử nghiệm giai đoạn 2 được đánh giá là an toàn.

“Tôi đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và làm việc ở cả Hà Nội. Tôi đã quyết định bay ra đúng ngày 5/3 để đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC. Đến đăng ký, tôi rất hồi hộp nhưng mong chờ được thử nghiệm, bởi số người đăng ký tiêm rất đông nên tôi phải chờ qua khâu sàng lọc. Tôi nghĩ việc tham gia này sẽ góp một phần nào đó để đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm vaccine, Việt Nam sớm có thể tiêm vaccine cho người dân phòng dịch COVID-19. Đây là một việc làm ý nghĩa”, anh T.T.P cho biết.

Mặc dù mới khởi động trong ngày đầu tiên nhưng số lượng tình nguyên đăng ký đã lên tới hàng trăm lượt người. Tuy nhiên, số người đến đăng ký trực tiếp ít mà đa số chọn hình thức online.

Theo các tư vấn viên ở đây, tính đến 15 giờ chiều 5/3, kênh đăng ký qua website đã thống kê được hơn 500 người và hàng chục cuộc điện thoại gọi tới nhờ tư vấn, tìm hiểu thông tin, đăng ký, hẹn lịch đến khám sàng lọc…

Trong giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng vaccine COVIVAC, đã có trên 120 người tình nguyện được khám sàng lọc đủ điều kiện tham gia.

Bàn tư vấn liên tục tiếp nhận người đăng ký qua điện thoại, email, website.
Bàn tư vấn liên tục tiếp nhận người đăng ký qua điện thoại, email, website.

Khi tham gia thử nghiệm vaccine COVIVAC, các tình nguyện viên sẽ trải qua 9 lần thăm khám và tiêm chủng trong thời gian 13 tháng tham gia nghiên cứu tại Trung tâm Dược lý lâm sàng.

Trong giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng, tình nguyện viên phải đảm bảo các điều kiện như: Độ tuổi từ 18 - 59 tuổi; tham gia một cách tình nguyện; có chiều cao, cân nặng phù hợp; cư trú tại Hà Nội và đồng ý sắp xếp thời gian tham gia tất cả các lần thăm khám nghiên cứu theo lịch.

Đặc biệt, nếu là nữ có khả năng mang thai thì phải đồng ý sử dụng các biện pháp tránh thai cho đến ít nhất 28 ngày sau khi tiêm liều vaccine thứ 2. Đồng thời, các tình nguyện viên luôn phải sẵn sàng nhận điện thoại từ nghiên cứu viên để được theo dõi an toàn và mời đến tham gia các lần thăm khám.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.