Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Hàng trăm hộ dân sống trong vùng nguy hiểm ở Phong Thổ (Lai Châu): Chậm di dời vì thiếu kinh phí

PV - 14:21, 28/08/2019

Trên địa bàn huyện Phong Thổ (Lai Châu) vẫn còn hàng trăm hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở, đá lăn,… Yêu cầu di dời các hộ dân là cấp thiết nhưng hiện địa phương chưa thực hiện được do chưa bố trí được kinh phí, chưa bố trí được mặt bằng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư…

Hàng chục hộ dân trên địa bàn xã Lản Nhì Thàng có nhà bị sụt lún, nứt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao. Hàng chục hộ dân trên địa bàn xã Lản Nhì Thàng có nhà bị sụt lún, nứt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao.

Lản Nhì Thàng là một trong những xã có số hộ dân phải di dời nhiều nhất của huyện Phong Thổ, với 79 hộ. Năm 2018, trên địa bàn đã xảy ra hiện tượng sạt lở, nhiều nhà dân bị sụt lún tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Ông Trịnh Khắc Tấn, Chủ tịch UBND xã Lản Nhì Thàng, cho biết, huyện đã lên phương án di dời 79 hộ, trong đó có 75 hộ di dời tập trung, còn 4 hộ là di chuyển xen ghép. Theo kế hoạch sẽ phải di chuyển xong trước mùa mưa năm 2019, nhưng hiện huyện mới phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

“Trước mắt xã đã họp dân, vận động bà con di chuyển tài sản, thóc lúa, lợn, gà đi gửi anh em họ hàng ở các bản khác và tuyên truyền bà con đề cao cảnh giác khi có mưa lũ phải di chuyển đến nơi an toàn”, ông Tấn cho biết thêm.

Cùng với 79 hộ ở xã Lản Nhì Thàng, trên địa bàn huyện Phong Thổ còn hàng trăm hộ cần di dời khẩn cấp. Theo thống kê, toàn huyện có hơn 300 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở và đá lăn. Huyện đã lên phương án di dời, trong đó di dời tập trung 120 hộ, di chuyển xen ghép 184 hộ.

Ông Trần Văn Quế, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết, do thiếu kinh phí nên hiện huyện mới chỉ di dời được hơn 140 hộ, hơn 80 hộ khác đã được hỗ trợ kinh phí di chuyển; số còn lại đang phải chờ.

Thông tin mà Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ chia sẻ thật đáng lo ngại. Bởi đây là địa phương thường xuyên chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ. Năm 2018, toàn huyện có 15 người chết và mất tích do mưa lũ; thiệt hại về tài sản của Nhà nước và Nhân dân lên tới hơn 100 tỷ đồng.

Năm 2019, mặc dù mới bước vào đầu mùa mưa lũ, nhưng huyện Phong Thổ cũng đã chịu ảnh hưởng lớn. Cụ thể, trong những ngày cuối tháng 6 vừa qua, mưa lũ đã gây sạt lở khối lượng lớn đất đá, gây cô lập 2 bản Lao Chải và Lản Nhì Thàng của xã Sì Lở Lầu.

Việc di chuyển các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn đang là nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh mùa mưa lũ năm 2019 đã bắt đầu. Tuy nhiên, với một huyện vùng cao, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn như Phong Thổ thì bên cạnh việc huy động nội lực của địa phương rất cần sự hỗ trợ kịp thời về kinh phí của tỉnh, của Trung ương để huyện có thể hoàn thành việc di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!