Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hàng trăm hộ dân “khát” nước sinh hoạt

PV - 15:05, 15/05/2018

Xã Đông Quan, huyện Lộc Bình có 14 thôn bản, với hơn 1.000 hộ dân thì có hơn 450 hộ sống ở các thôn: Thồng Niềng, Khòn Phạc, Nà Miền, Hua Cầu và các trường học thiếu nước sinh hoạt.

Nhiều cô giáo và học sinh bắt buộc phải lấy nước ao về sinh hoạt hằng ngày. Nhiều cô giáo và học sinh bắt buộc phải lấy nước ao về sinh hoạt hằng ngày.

 

Trong đó, Thồng Niềng và Khòn Phạc thiếu nước trầm trọng nhất.

Tương tự, nhiều năm qua, hơn 400 trăm giáo viên, học sinh của 2 Trường tiểu học và Trường THCS xã Đông Quan cũng không có nước dùng. Để có nước nấu ăn cho học sinh, hằng ngày trường tiểu học phải xin nước giếng của dân. Tuy nhiên, việc xin nước cũng có giới hạn, bởi các giếng cũng khan hiếm nước. Còn Trường THCS mặc dù có sẵn các bể, téc chứa nhưng cũng chung tình cảnh.

Bà Lý Thị Hạnh, Chủ tịch UBND xã Đông Quan cho biết, để khắc phục, người dân đã phải đào giếng lấy nước nhưng hầu hết giếng đều không có nước hoặc nước không đảm bảo vệ sinh. Ngoài việc hứng nước mưa, mua nước đóng bình về đun nấu thì họ thường xuyên phải sử dụng nước ao và nước từ kênh mương để tắm, giặt. Người dân và chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ đầu tư đường nước sạch về các thôn thiếu nước, thế nhưng đến nay, vẫn chưa được giải quyết.

Được biết, để khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, riêng thôn Thồng Niềng hiện đã đóng góp mỗi hộ 1 triệu đồng để đưa nguồn nước sạch cách thôn khoảng 5km về sử dụng. Tuy nhiên, do nguồn nước xa trung tâm, trong khi kinh phí thì hạn hẹp nên hàng trăm hộ dân ở đây cũng không biết nước sạch đến khi nào mới về?!

XUÂN HOÀNG

Tin cùng chuyên mục
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó tạo động lực để đồng bào DTTS thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản, làng ấm no, phát triển.