Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hai người tử vong, 5 người nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc nấm rừng - Khuyến cáo của ngành Y tế

Minh Nhật - 19:20, 07/06/2024

Sau khi ăn món canh rau bí nấu lẫn nấm rừng, 2 cháu nhỏ trong một gia đình tử vong, 5 người khác phải nhập viện cấp cứu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 7/6, thông tin từ một lãnh đạo huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, cho biết trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc khi ăn nấm rừng, khiến 2 trẻ em tử vong.

Bà L.P.X. (trú bản Phìn Khò, xã Bum Tở, huyện Mường Tè) cho biết vào chiều tối 31/5, các cháu của bà gồm 6 người đi hái nấm trên nương mang về để chế biến thức ăn. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày, bà và 6 người cháu ăn cơm, thức ăn gồm canh rau bí nấu lẫn nấm, cơm trắng.

Chỉ vài giờ sau khi dùng bữa, cháu P.L.D. (9 tuổi) và P.M.D. (11 tuổi) kêu đau đầu, chóng mặt, đau bụng nhiều, nôn ra thức ăn và máu; những cháu còn lại đều có dấu hiệu đau bụng ít và buồn nôn.

Đến khoảng 0 giờ ngày 1/6, cháu P.L.D. tử vong. Cháu P.M.D. sau khi nôn ra thức ăn kèm máu cũng đã tử vong vào ngày 3/6.

Sau khi các cháu tử vong, bà X. không báo chính quyền địa phương mà tự chôn cất 2 cháu.

Trưa 3/6, nhận được thông tin lực lượng chức năng đã đưa 4 cháu bé và bà X. xuống Trung tâm Y tế huyện Mường Tè khám, cấp cứu và được chẩn đoán nghi ngộ độc thực phẩm do ăn phải nấm độc.

Hiện 5 trường hợp trên sức khỏe đã ổn định, đang được theo dõi và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Mường Tè.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, làm rõ.

Ngành Y tế khuyến cáo

Trên địa bàn các tỉnh miền núi đang bước vào đầu mùa mưa, nên các loại nấm sinh sôi nhiều. Người dân tuyệt đối không nên ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm có màu sắc sặc sỡ. Đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc. Các loại nấm mọc ở rẫy, rừng cần được kiểm chứng rõ nguồn gốc, tránh trường hợp ăn nhầm dẫn đến ngộ độc hoặc tử vong

Khi ăn phải nấm độc, tuỳ theo loại nấm mà có các biểu hiện ngộ độc khác nhau. Biểu hiện ngộ độc nấm cụ thể xuất hiện rất nhanh ngay sau khi ăn 20 - 30 phút; còn bình thường biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau 2 - 4 giờ, thậm chí xuất hiện muộn sau khi ăn 20 giờ. Ngộ độc càng muộn thì càng khó chữa, ngộ độc do ăn phải nấm độc thường có các biểu hiện chung như sau:

- Đau bụng dữ dội thành từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước tanh, thối, dính máu;  Buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu; Toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn; hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái; đi tiểu ít hoặc không đi tiểu được; khó thở do co thắt phế quản, ứ máu ở phổi

Khi biết ăn phải nấm độc cần xử trí như sau: Ngay sau khi ăn nấm mà có các biểu hiện trên cần ngay lập tức gây nôn bằng các cách như: Móc họng, ngoáy họng Sau đó đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

Để đề phòng ngộ độc nấm, chúng ta cần

- Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết rõ ràng đó là nấm độc hay nấm không độc; kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu, tuyệt đối không dùng nấm lạ.

- Khi không phải tự tay hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc kiểm tra, tuyệt đối không được ăn nấm.

- Không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có loại nấm xuất hiện ngộ độc rất muộn (sau 20 - 24 giờ), không thể biết được loại nấm đó độc hay không; nên rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc.

- Không hái nấm non để ăn (vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ được loại nấm). Không ăn nấm quá già.

- Khi bị ngộ độc nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa và theo dõi.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.